japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
10 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương

10 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương

18/11/2022

Những vết thương không trên 2 tuần trở lên sẽ được coi là vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), thường do một số yếu tố làm chậm quá trình lành thương. Vì vậy, khi có vết thương, cần kiểm soát các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự lành thương, để quá trình này được diễn ra thuận lợi.

Những yếu tố gây ảnh hưởng quá trình lành thương

1. Vị trí vết thương

Vị trí của vết thương có thể ảnh hưởng đến tốc độ lành thương. Vị trí vết thương có liên quan đến tình trạng tưới máu cho vùng tổn thương và che phủ vết thương. Vì vậy ở những vị trí khác nhau sẽ có tốc độ lành vết thương khác nhau. Những vị trí chịu áp lực của cơ thể, tình trạng tưới máu sẽ kém hơn như: gót chân, vùng tì đè... sẽ có tốc độ lành thương chậm hơn.

yeu-to-lam-suy-gian-tinh-mach-bernard

2. Nhiễm trùng

Vết thương hở dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào vết thương và thường sẽ bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, trong các trường hợp hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, cơ thể không thể tiêu diệt các vi khuẩn và các tác nhân gây hại, sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, chúng sẽ xâm nhập qua bề mặt và tạo ra vết loét hoặc tổn thương khiến vết thương lâu lành. Vì vậy, cần được điều trị bằng cách chăm sóc vết thương cẩn thận và sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm trùng.

3. Lưu thông máu kém

Máu cung cấp các thành phần cần thiết cho mô để quá trình chữa lành vết thương diễn ra, vì vậy việc lưu thông máu kém sẽ làm vết thương lâu lành. Các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các thành phần quan trọng trong quá trình lành thương, bao gồm các tế bào bạch cầu và oxy, chất dinh dưỡng…

4. Có bệnh lý mạn tính kèm theo

Các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, các bệnh về tim hoặc các bệnh lý mạch máu sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến vết thương, làm vết thương lâu lành. Để chữa lành vết thương hiệu quả đòi hỏi phải cung cấp máu đủ cho vết thương. Vì vậy, nếu người bị thương có các bệnh lý mạn tính nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc vết thương để được đánh giá toàn diện và có biện pháp can thiệp điều trị thích hợp.

5. Tình trạng phù nề

Phù nề quá mức có thể làm tăng áp lực lên các mạch máu, dẫn đến lưu thông máu ở vùng vết thương kém hơn. Phù có thể do bệnh tim hoặc các bệnh lý về mạch máu. Liệu pháp băng ép kết hợp điều trị nguyên nhân sẽ có hiệu quả trong việc điều trị phù.

tinh-trang-phu-ne-bernard
Tình trạng phù nề quá mức làm việc lưu lượng máu đến vùng vết thương kém hơn

6. Tuổi của bệnh nhân

Tuổi tác ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phục hồi của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trên 60 tuổi có thể chậm lành vết thương do các yếu tố liên quan đến những thay đổi trong cơ thể. Sự tổng hợp collagen giảm được cho là lý do hình thành sẹo chậm hơn trong quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc các bệnh lý đi kèm cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lành thương.

7. Dinh dưỡng kém

Ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc có các bệnh lý mạn tính, chế độ dinh dưỡng kém có thể khiến cơ thể không đủ năng lượng để chữa lành vết thương. Khi năng lượng đưa vào không đủ, cơ thể có thể phá vỡ protein để lấy năng lượng, làm suy giảm khả năng chữa bệnh của cơ thể. Khi có vết thương bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn vì nhiễm trùng làm tăng nhu cầu protein và calo của bệnh nhân. Hơn nữa, vết thương lâu lành có thể tiết ra một lượng lớn protein hàng ngày thông qua dịch tiết.

8. Thiếu nước

Việc thiếu độ ẩm trên bề mặt vết thương có thể ngăn cản quá trình di chuyển của tế bào, giảm oxy trong máu và làm chậm quá trình lành thương. Mất nước có thể trì hoãn tất cả các khía cạnh của quá trình phục hồi. Trong khi hầu hết mọi người cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày, bệnh nhân có vết thương sẽ cần uống nhiều hơn để giúp quá trình tế bào bạch cầu di chuyển đến vị trí bị thương, để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.

9. Chấn thương lặp đi lặp lại

chan-thuong-ban-chan-bernard

Chấn thương bàn chân lặp đi lặp lại cũng gây áp lực lên vết thương đang lành

Các vết thương thường xuyên bị chấn thương do lực cắt hoặc áp lực lên bề mặt có thể khiến quá trình chữa lành bị trì hoãn hoặc thậm chí dừng lại. Chấn thương lặp đi lặp lại thường xảy ra với những bệnh nhân giảm khả năng đi lại hay nằm liệt giường. Vì thế, cần phải có biện pháp giảm áp như đệm lót tốt ở những vùng xương cứng hay những vùng dễ bị chấn thương.

10. Lối sống của bệnh nhân

Lối sống không lành mạnh cũng làm chậm lại quá trình lành thương, như hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, thiếu ngủ, không rửa vết thương hay băng bó vết thương không đúng cách, không giữ cho vết thương ẩm. Hãy thay đổi những thói quen không tốt để vết thương mau lành bạn nhé !

loi-song-khong-lanh-manh-bernard
Lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, uống rượu nhiều…) làm chậm quá trình lành thương

Ngoài 10 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương, BS.CKII Phan Duy Kiên – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard còn chia sẻ thêm: Đặc biệt đối với người đái tháo đường, vết thương lâu lành nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây loét bàn chân, có thể để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân có vết thương kéo dài trên 2 tuần chưa lành, hãy đến các cở sở chuyên khoa để đánh giá chuyên sâu và có biện pháp can thiệp điều trị thích hợp.

Chia sẻ

Đã copy link
10 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
70% loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch
Giáo sư De Maeseneer (người Bỉ) - Chủ tịch hội đồng khoa học soạn thảo guideline bệnh lý tĩnh mạch chi dưới, nguyên Chủ tịch Hiệp Hội tĩnh mạch Châu Âu đã nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu Châu Âu lần thứ 36: “70% vết loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch”.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?
Tọa đàm chuyên sâu về sức khỏe tại PV GAS: “Ung thư biết sớm trị lành” - Diễn Giả, GS. Nguyễn Chấn Hùng
Vừa qua, Bernard Healthcare phối hợp cùng Ban An toàn – Sức khỏe – Môi trường Tổng công ty khí Việt Nam (PV Gas) tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề sức khỏe “Ung thư biết sớm trị lành”, Ban tổ chức vinh dự đón tiếp Diễn giả là GS. Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Chương trình đã thu hút hơn 200 cán bộ nhân viên tham dự trực tiếp tại cơ quan điều hành cũng như theo dõi trực tuyến tại các đầu cầu đơn vị của PV Gas.
Quá trình chụp MRI não tại Bernard Healthcare​
Chụp Cộng hưởng từ não (MRI não) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng giúp phát hiện bất thường của não bộ hoặc các bệnh lý não.
Hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/05/2023)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó, hơn 7 triệu người tử vong do hút thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Điều này cho thấy, không có ngưỡng an toàn nào trong việc hút thuốc lá.
Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11
Năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Con số này ngày càng tăng và được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm 2030 (Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới).