TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ – BỆNH LÝ THẦN KINH
SỰ THẬT ÍT AI BIẾT: 80% TRƯỜNG HỢP ĐỘT QUỴ CÓ THỂ PHÁT HIỆN SỚM VÀ PHÒNG NGỪA (Theo Hiệp hội Đột quỵ Thế giới)
1. Đột Quỵ Là Gì?
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi quá trình lưu thông máu lên não bị thất bại. Việc giảm lưu lượng máu dẫn đến thiếu oxy có thể làm chết tế bào não.
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đột quỵ: do tắc nghẽn dòng chảy (chiếm khoảng 80%) và do chảy máu trong não.
Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, quan trọng nhất là kiểm soát các yếu tố nguy cơ và biết các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
2. Thực trạng đột quỵ
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, cứ 100 người đột quỵ thì:
+ 25 người hồi phục nhưng vẫn yếu hoặc liệt một phần
+ 40 người suy giảm chức năng từ trung bình đến nặng, cần chăm sóc đặc biệt
+ 10 người cần chăm sóc lâu dài trong những cơ sở đặc biệt
+ 10 người có thể hồi phục có thể quay trở lại cuộc sống và công việc như trước
+ 15 người tử vong
Và đột quỵ (thường gọi là tai biến mạch máu não) là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu oxy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Do đó, mỗi chúng ta nên sớm thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ và hợp lý để có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời.
3. Dấu Hiệu Cảnh Báo Đột Quỵ?
Các dấu hiệu cảnh báo là những manh mối mà cơ thể gửi đến báo rằng não của bạn không nhận đủ oxy. Nếu bạn quan sát thấy một hoặc nhiều trong số những dấu hiệu này: ĐỪNG CHỜ ĐỢI, hãy GỌI NGAY CẤP CỨU 115!
5 dấu hiệu đột quỵ nên chú ý
- Đột ngột yếu, tê một bên mặt, cánh tay hoặc chân. Đặc biệt là tê hoặc yếu một bên của cơ thể
- Đột ngột khó nói, nói dính chữ hoặc nói ngọng
- Đột ngột mất thị lực, khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt
- Đột ngột gặp khó khăn khi đi bộ, mất thăng bằng, chóng mặt
- Đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt không rõ nguyên nhân
Các dấu hiệu nguy hiểm khác
Một số dấu hiệu nguy hiểm khác cảnh báo nguy cơ đột quỵ như:
- Nhìn đôi, buồn ngủ và buồn nôn hoặc nôn
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Đôi khi các dấu hiệu cảnh báo có thể chỉ tồn tại trong giây lát rồi biến mất. Những cơn ngắn này, được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Mặc dù ngắn, nhưng chúng xác định một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn, sẽ không biến mất nếu không có trợ giúp y tế. Tuy nhiên nhiều người đã bỏ qua dấu hiệu quý báu này.
4. Yếu Tố Nguy Cơ Gây Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa
Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là những đặc điểm có liên quan đến khả năng mắc bệnh đột quỵ cao hơn nhóm những người không có các đặc điểm đó. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và được chia vào 2 nhóm:
Yếu Tố Nguy Cơ Không Thay Đổi Được
Tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình bị đột quỵ…là những yếu tố nguy cơ chúng ta không thể thay đổi được. Tuy nhiên, việc nhận biết nhóm này giúp bạn ý thức và chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ.
Yếu Tố Nguy Cơ Thay Đổi Được
Có một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hàng đầu như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch...Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khác như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia, căng thẳng tâm lý,...
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp cho đến nay là yếu tố nguy cơ cao nhất của đột quỵ. Tăng huyết áp gây ra nguy cơ đột quỵ trước tuổi 80 tăng gấp 2-4 lần. Kiểm soát huyết áp cũng sẽ giúp bạn tránh được bệnh lý tim mạch, tiểu đường và suy thận.
Một số cách hiệu quả góp phần hạn chế tăng huyết áp:
+ Duy trì cân nặng phù hợp
+ Tránh dùng các loại thuốc gây tăng huyết áp
+ Ăn uống đúng cách: cắt giảm lượng muối: dưới 5 g/ngày (#1 muỗng cà phê gạt ngang); tăng lượng kali trong chế độ ăn bằng cách ăn trái cây (hơn 100 g/ngày) và rau củ (hơn 300 g/ngày
+ Tập thể dục nhiều hơn (hơn 30 phút/ngày, tất cả các ngày trong tuần)
+ Dùng thuốc hạ huyết áp theo toa bác sĩ và theo dõi huyết áp thường xuyên
Rối loạn lipid máu
Hạn chế rối loạn lipid máu bằng cách giảm ăn thức ăn chiên, xào; hạn chế ăn thức ăn nhanh (khoai tây chiên, gà rán, pizza…), thức ăn chế biến sẵn (jambon, xúc xích, bacon…), da các loại, nội tạng động vật (tim, gan, cật, lòng…)...
Đái tháo đường
Đái tháo đường cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ. Đường máu của người bình thường 3,9-6,0mmol/l. Một người được chẩn đoán đái tháo đường khi:
Mức Glucose máu ở thời điểm bất kì >11mmol/l
Hoặc mức Glucose máu lúc đói > 7mmol/l
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc tiền sử đột quỵ
Nếu bạn đã từng gặp cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) thì nguy cơ mắc đột quỵ của bạn cao hơn gấp nhiều lần so với người chưa từng bị.
Nếu bạn đã từng mắc đột quỵ trong quá khứ, điều quan trọng là bạn phải giảm nguy cơ bị đột quỵ lần hai vì lần đột quỵ thứ hai có thể xấu hơn lần đầu rất nhiều lần.
Một số yếu tố nguy cơ khác
Lối sống ít vận động; béo phì, hút thuốc lá, các bệnh lý như dị dạng mạch máu não, phình động mạch não bẩm sinh;...
Tuy nhiên, hơn 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng việc thăm khám định kỳ và kiểm soát những yếu tố nguy cơ như trên.
5. Mục Tiêu Tầm Soát Nguy Cơ Đột Quỵ
Có hai nhóm nguyên nhân đột quỵ lớn do:
+ Thiếu máu cục bộ gây tắc nghẽn dòng chảy (chiếm khoảng 80%)
+ Xuất huyết (Chảy máu trong não)
Vì vậy, mục tiêu tầm soát nguy cơ đột quỵ tại Bernard là phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ ẩn giấu – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ như bệnh lý mạch máu toàn thân (dị dạng mạch máu não, phình/ tắc động mạch chủ…; rối loạn nhịp (rung nhĩ); tăng huyết áp, đái tháo đường…
Chẩn đoán – Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ và điều trị bệnh lý thần kinh chuyên sâu (Parkinson, Alzheimer…)
6. Chi Tiết Gói Tầm Soát Nguy Cơ Đột Quỵ
Gói tầm soát chuyên sâu tại Bernard có thể tầm soát và phát hiện sớm những bệnh lý như:
+ Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ do đái tháo đường
+ Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp
+ Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ do rối loạn chuyển hóa mỡ
+ Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch
+ Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ do thừa cân, béo phì
+ Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ do hút thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn uống không lành mạnh,...
>> Tư vấn chi tiết và giải đáp thắc mắc
7. Vì Sao Nên Tầm Soát Nguy Cơ Đột Quỵ Tại Bernard?
+ MÔ HÌNH ĐA CHUYÊN KHOA CHUYÊN SÂU TRONG TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ: Đội ngũ bác sĩ ĐA CHUYÊN KHOA (Nội tim mạch, Nội thần kinh, Phẫu thuật mạch máu và can thiệp mạch máu thần kinh, Phẫu thuật thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Vật lý trị liệu) cùng phối hợp trong tầm soát toàn diện các yếu tố nguy cơ, hội chẩn đa chuyên khoa khi phát hiện bất thường và theo dõi chuyên sâu sau thăm khám (Điều trị NỘI KHOA hoặc tư vấn điều trị NGOẠI KHOA)
+ ỨNG DỤNG MRI TÍCH HỢP TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI): Cho phép dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não giúp truy tìm “sát thủ thầm lặng” như bệnh lý dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu, tổn thương u,...
+ CT scan: Dựng hình động mạch cảnh, đánh giá chính xác mức độ hẹp động mạch cảnh ngoài sọ (trong trường hợp phát hiện bất thường cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu)
+ Siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân
Siêu âm động mạch chi dưới; động mạch tạng; động mạch cảnh ngoài sọ (mạch máu trọng yếu toàn thân)
Ứng dụng chỉ số ABI/ TBI trong đánh giá sớm tình trạng tắc hẹp mạch máu ngoại biên do xơ vữa động mạch
+ Xét nghiệm máu: Bên cạnh cung cấp những thông tin cơ bản (công thức máu, chức năng gan, thận). Xét nghiệm máu còn đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh lý chuyển hoá (Ví dụ: Đái tháo đường) là những nguy cơ thường gặp của đột quỵ
+ Điện tâm đồ (ECG): Phát hiện sớm những nguyên nhân gây đột quỵ nguy hiểm như rối loạn nhịp, dấu hiệu thiếu máu cơ tim...
+ Chụp soi đáy mắt: Phát hiện sớm biến chứng đái tháo đường võng mạc. Từ đó giúp đánh giá gián tiếp các mạch máu nhỏ tương đương khác trong cơ thể
+ Bảng điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ (theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ)

GE Healthcare (Mỹ)

GE Healthcare (Mỹ) tại Bernard
Đặt lịch khám, chữa bệnh