japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Độ tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung?

Độ tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung?

24/04/2025

Nếu được phát hiện từ khi còn là tổn thương tiền ung thư hoặc ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung có thể đạt hơn 90%. Vậy độ tuổi nào thì nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung - “kẻ thù giấu mặt” của phụ nữ

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung (phần nối giữa âm đạo và tử cung) phát triển bất thường, xâm lấn các mô lân cận và có thể di căn sang các cơ quan khác. Đáng lo ngại là phần lớn phụ nữ ung thư cổ tử cung đều không có triệu chứng rõ ràng, cho tới khi bệnh đã tiến triển nặng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 99% trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến nhiễm vi-rút HPV. Tuy nhiên, không phải tất cả chủng vi-rút HPV đều gây ung thư cổ tử cung, mà còn tùy thuộc vào chủng vi-rút bệnh nhân nhiễm thuộc nhóm nguy cơ cao hay nguy cơ thấp và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với cổ tử cung.

10 triệu chứng phổ biến cảnh báo ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Chỉ khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, người bệnh mới gặp các dấu hiệu như:

  • Ra máu âm đạo bất thường (không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt).
  • Đau vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục.
  • Khí hư ra nhiều, có mùi lạ.
  • Rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu sau mãn kinh.

Khi này, việc điều trị sẽ phức tạp hơn, chi phí cao hơn và tiên lượng kém hơn. Vì thế, đừng chờ đợi dấu hiệu mới đi khám, hãy tầm soát định kỳ!

Có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ:

  • Tiêm vắc-xin HPV: Nên tiêm từ 9 đến 26 tuổi, nhưng vẫn có lợi cho phụ nữ dưới 45 tuổi nếu chưa nhiễm HPV.
  • Tầm soát định kỳ theo khuyến cáo về độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tránh thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Độ tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung?

Bác sĩ Chuyên khoa Phụ khoa Bernard khuyến cáo: Khi đã có quan hệ tình dục, người phụ nữ cần đi kiểm tra, tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, độ tuổi quan hệ tình dục hiện nay rất sớm nên chưa thể nói chính xác con số. Thông thường độ tuổi bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung rơi vào khoảng 21 tuổi trở đi. 

Điều quan trọng nhất là cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ, dù là thực hiện bất kỳ phương pháp tầm soát nào đi nữa. 

Theo khuyến nghị của CDC - Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ:

  • Từ 21 đến 29 tuổi: Nên thực hiện xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm một lần. Nếu có kết quả bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm HPV hoặc các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu khác.
  • Từ 30 đến 65 tuổi: Nên kết hợp xét nghiệm Pap smear và HPV DNA (gọi là co-testing) mỗi 5 năm một lần. Nếu không có điều kiện làm đồng thời, có thể thực hiện Pap smear mỗi 3 năm hoặc xét nghiệm HPV mỗi 5 năm cũng được.
  • Sau 65 tuổi: Có thể ngừng sàng lọc nếu trong 10 năm gần nhất đã thực hiện xét nghiệm định kỳ và có kết quả hoàn toàn bình thường. Một khi đã ngừng sàng lọc, không cần thực hiện lại.

Lưu ý:

  • Những người đã tiêm phòng HPV vẫn cần tuân thủ lịch sàng lọc phù hợp với nhóm tuổi của mình.
  • Đối với những người từng có tiền sử tổn thương tiền ung thư nghiêm trọng ở cổ tử cung, cần tiếp tục sàng lọc ít nhất 25 năm kể từ thời điểm chẩn đoán, kể cả khi đã qua 65 tuổi.
  • Người đã phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung vì nguyên nhân không liên quan đến ung thư cổ tử cung hoặc tổn thương tiền ung thư nghiêm trọng sẽ không cần thực hiện sàng lọc.

Ngoài độ tuổi, những ai nên đặc biệt chú ý tầm soát?

Bên cạnh yếu tố tuổi tác, một số nhóm đối tượng nên chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung sớm và thường xuyên hơn, bao gồm:

  • Phụ nữ có tiền sử nhiễm HPV hoặc từng mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu (ví dụ: bệnh nhân HIV, người ghép tạng).
  • Phụ nữ có tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư cổ tử cung.
  • Người có thói quen quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình hoặc sinh con sớm (trước 17 tuổi).

Tầm soát không đau, nhanh gọn và cực kỳ cần thiết

Rất nhiều chị em có tâm lý ngại ngần, sợ đau hay chủ quan vì “không có triệu chứng gì” nên thường bỏ qua tầm soát ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, đây là một xét nghiệm khá đơn giản, chỉ mất vài phút, không gây đau đớn và hoàn toàn an toàn.

Việc tầm soát không chỉ giúp phát hiện sớm ung thư mà còn tìm ra những thay đổi tế bào có nguy cơ, từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển nghiêm trọng. Đây chính là cách bảo vệ sức khỏe chủ động và tiết kiệm nhất.

Quy trình tầm soát chuyên sâu ung thư cổ tử cung tại Bernard Healthcare được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa Sản Phụ khoa giàu kinh nghiệm, trong hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. 

  • Khám lâm sàng: Phân tích bệnh sử, nguy cơ, kết hợp thăm khám kỹ lưỡng toàn bộ hệ sinh sản nữ giới để phát hiện bất thường từ giai đoạn sớm nhất.
  • Xét nghiệm chuyên biệt: Pap Smear và xét nghiệm HPV Genotype giúp tầm soát hiệu quả ung thư cổ tử cung.
  • Tư vấn & chăm sóc sau khám: Bernard Healthcare tư vấn phác đồ điều trị cá nhân hóa và hỗ trợ điều trị tại các bệnh viện chuyên mô sâu trong nước; Đồng thời lập kế hoạch theo dõi sát sao sau điều trị nhằm đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.

Đặt lịch tầm soát ung thư phụ khoa tại Bernard Healthcare qua hotline 028 3535 2468 hoặc tư vấn trực tuyến tại đây.

Hãy nhớ rằng, sức khỏe là tài sản vô giá. Đừng để sự chủ quan hay e ngại khiến bản thân đánh mất cơ hội bảo vệ chính mình. Tầm soát ung thư cổ tử cung không tốn nhiều thời gian, chi phí lại hợp lý, nhưng mang lại giá trị to lớn: sự yên tâm và an toàn cho sức khỏe của bạn!

Chia sẻ

Đã copy link
Độ tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam, có 6.122 ca mắc mới ung thư tuyến giáp (xếp thứ 6) với 858 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân. Thế nên, việc nhận biết sớm và tầm soát khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp là vô cùng cần thiết.
Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật hiện đại
Ung thư cổ tử cung là một trong top những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Hiện nay, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được xem là "chìa khóa vàng" giúp phát hiện, ngăn chặn bệnh từ sớm.
Đột phá công nghệ chẩn đoán hình ảnh: "Mắt thần” MRI giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư ở dạng tế bào phân tử cực nhỏ
Tầm soát phát hiện sớm ung thư là yếu tố tiên quyết để dẫn đến thành công trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Trong bài viết này, những thông tin về công nghệ chẩn đoán hình ảnh MRI giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư sẽ được gửi đến bạn.
Ung thư tiêu hóa gồm những bệnh nào? Tại sao nên tầm soát ngay hôm nay
Ung thư tiêu hóa là một nhóm các bệnh ung thư liên quan đến hệ thống tiêu hóa, từ ung thư khoang miệng, ung thư thực quản, vòm họng đến ung thư hậu môn…
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những điều cần biết
Các dấu hiệu của ung thư tiền liệt thường phát triển một cách âm thầm và thậm chí khi biểu hiện ra ngoài, chúng cũng thường bị coi nhẹ, làm cho việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm trở nên khó khăn.
Tầm soát, phát hiện sớm ung thư trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng
Công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI, CT,… có thể tầm soát, phát hiện sớm mầm mống, nguy cơ ung thư trong một cơ thể "bình thường" không triệu chứng.
Ung thư đường tiêu hóa - Bệnh từ miệng mà ra, tầm soát ngay hôm nay
Ung thư đường tiêu hóa là một trong những căn bệnh nguy hiểm, một trong những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ thói quen ăn uống rất đời thường mỗi ngày của chúng ta. Vì thế, cần chủ động tầm soát định kỳ theo khuyến cáo để phát hiện sớm ung thư và các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm.
Tầm soát ung thư bằng công nghệ cao theo mô hình Nhật Bản tại Bernard Healthcare
Tại Bernard Healthcare, chúng tôi tự hào áp dụng mô hình tầm soát ung thư tiên tiến theo mô hình Ningen Dock Nhật Bản với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ được tu nghiệp tại Nhật và liên kết chuyên môn trực tiếp với bệnh viện Đại học Yamanashi.