1. Nguyên nhân khiến vết thương lâu lành
Theo sự lành thương tự nhiên, một vết thương có thể tự lành trong khoảng 2 - 4 tuần. Nếu vết thương sau 4 tuần vẫn không lành thì có thể do một số nguyên nhân, bệnh lý trong cơ thể đã cản trở quá trình lành thương.
1.1 Vị trí của vết thương
Vị trí vết thương có liên quan đến tình trạng tưới máu cho vùng tổn thương và che phủ vết thương. Vì vậy ở những vị trí khác nhau sẽ có tốc độ lành vết thương khác nhau. Những vị trí chịu áp lực của cơ thể (vùng tì đè), tình trạng tưới máu kém hơn sẽ có tốc độ lành thương chậm hơn.
1.2 Nhiễm trùng
Là nguyên nhân thường gặp khiến vết thương không lành được. Khi vết thương bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở gây ra nhiều phản ứng, tiết độc tố làm cho vết thương không thể tự lành theo cơ chế lành thương thông thường. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở nhiều hơn và độc tố của vi khuẩn có thể đi vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, có thể suy đa cơ quan gây tử vong.
1.3 Lưu thông máu kém
Máu cung cấp các thành phần cần thiết cho mô để quá trình chữa lành vết thương diễn ra, vì vậy việc lưu thông máu kém sẽ làm vết thương lâu lành. Các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các thành phần quan trọng trong quá trình lành thương, bao gồm các tế bào bạch cầu, oxy, chất dinh dưỡng…
1.4 Bệnh mạn tính
Các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận; các bệnh tim mạch hay bệnh lý mạch máu ngoại biên như tắc hẹp động mạch chi dưới, suy giãn tĩnh mạch chi dưới… khiến lưu lượng máu đến vết thương kém, suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến vết thương lâu lành.
Ở người đái tháo đường, lượng đường trong máu cao không chỉ làm tổn hại mạch máu mà còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, lây lan nhanh; vì thế chỉ một vết xước nhỏ ở người bệnh đái tháo đường cũng chậm lành và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, khi các mạch máu ngoại biên bị tổn thương, dây thần kinh không thể truyền tín hiệu đau, dẫn đến người bệnh mất cảm giác hoặc không cảm nhận rõ cơn đau, nên khó nhận biết các tổn thương ngoài da, nhất là ở bàn chân khi có vật sắc nhọn đâm vào. Vì không được chú ý, không được điều trị, những vết thương sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành.
1.5 Tình trạng phù nề
Một nguyên nhân khác làm cản trở quá trình lành vết thương chính là tình trạng phù nề. Phù nề gây sưng cứng, gây đau cho bệnh nhân, làm giảm khả năng vận động, giảm lưu lượng máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ bị chấn thương. Phù nề còn làm giảm độ đàn hồi của mạch máu, gây loét vùng da bị ảnh hưởng, làm căng mép vết thương khiến vết thương khó liền lại được.
1.6 Tuổi tác
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trên 60 tuổi có thể chậm lành vết thương do các yếu tố liên quan đến suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc các bệnh lý mạn tính đi kèm cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lành thương.
1.7 Dinh dưỡng kém
Chế độ dinh dưỡng kém có thể khiến cơ thể không đủ năng lượng, vitamin cần thiết như vitamin A, C… để chữa lành vết thương. Khi năng lượng nạp vào không đủ, cơ thể có thể phá vỡ protein để lấy năng lượng, làm suy giảm khả năng chữa bệnh của cơ thể. Hơn nữa, vết thương lâu lành có thể tiết ra một lượng lớn protein hàng ngày thông qua dịch tiết.
1.8 Thiếu độ ẩm
Việc thiếu độ ẩm trên bề mặt vết thương có thể ngăn cản quá trình di chuyển của tế bào, giảm oxy trong máu và làm chậm quá trình lành thương. Bệnh nhân có vết thương sẽ cần uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình tế bào bạch cầu di chuyển đến vị trí bị thương, để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.
1.9 Lối sống không lành mạnh
Rượu làm giảm số lượng bạch cầu. Thuốc lá làm co mạch máu, suy yếu hệ thống miễn dịch. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu… cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Ít vận động, nằm ngồi nhiều khiến máu lưu thông kém và tăng áp lực ở một vùng nhất định trên da, chính khiến vết thương hở chậm lành và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
1.10 Chăm sóc vết thương không đúng cách
Một số sai lầm trong chăm sóc vết thương thường gặp như không sát khuẩn tay khi rửa vết thương, không làm sạch vết thương dẫn đến dễ nhiễm trùng; hay rửa vết thương với cồn, oxy già, làm tổn hại tế bào mô hạt dưới da, cản trở quá trình tái tạo da, lành thương của cơ thể; hoặc băng bó vết thương quá chặt…
2. Vết thương lâu lành cảnh báo bệnh nền chưa được phát hiện
Theo nhiều thống kê, phần lớn đối tượng mắc phải những vết thương mạn tính là những bệnh nhân có những bệnh lý nền như đái tháo đường, tắc hẹp mạch máu chi dưới mạn tính do xơ vữa, suy tĩnh mạch chi dưới, loét tì đè sau tai biến mạch máu não, loét sau điều trị xạ trị ung thư…
Ghi nhận từ Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu – Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care (trực thuộc hệ thống y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard), nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vết thương lâu lành bị nhiễm trùng, mà không hề biết bản thân bị bệnh đái tháo đường hay bệnh mạch máu ngoại biên (PAD), dẫn đến việc không kiểm soát đường huyết, dễ gặp biến chứng Loét bàn chân đái tháo đường - thủ phạm gây đoạn chi, tàn phế ở người đái tháo đường. Biến chứng này có thể xuất phát từ những vết thương nhỏ, vết trầy xước ở chân.
Như một trường hợp bệnh nhân nữ (60 tuổi) đến thăm khám tại Bernard với vết loét nhiều tháng không lành ở bàn chân. Khi được làm các kiểm tra chuyên sâu, bệnh nhân và người nhà bất ngờ khi được thông báo người bệnh đã mắc đái tháo đường. Vì không biết mình mắc bệnh lý đái tháo đường, người bệnh đã không kiểm soát chế độ ăn uống, đường huyết tăng cao làm nhiễm trùng vết thương, gây loét lan rộng. Rất may, người bệnh đã đến thăm khám kịp thời và được tư vấn điều trị lành thương, tránh được nguy cơ cắt cụt chi. - Bác sĩ CK2 Phan Duy Kiên, chuyên khoa Phẫu thuật Mạch máu, cho biết.
3. Loét bàn chân đái tháo đường - Biến chứng điển hình, nguy hiểm thường gặp ở vết thương lâu lành
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Nguyên Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Một vết thương không được chăm sóc đúng cách và kịp thời có thể diễn tiến thành vết thương khó lành, có nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn, hậu quả phải tháo ngón, đoạn chi.
Theo Tạp chí Đái tháo đường Thế giới, vết thương nhiễm trùng được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của việc nhập viện, đồng thời là thủ phạm gây tàn phế ở bệnh nhân đái tháo đường. Khốc liệt hơn là tình trạng nhiễm trùng dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, có nguy cơ tử vong cao.
BS.CK2 Phan Duy Kiên, chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu - Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare chia sẻ: "Vết thương lâu lành như loét bàn chân đái tháo đường là biểu hiện bề nổi của bức tranh tổn thương đa cơ quan. Nếu một người có bệnh lý đái tháo đường xuất hiện các vết thương lâu lành ở chân, thì có thể người đó đã bị biến chứng nhiều cơ quan khác, như tim, thận, mạch máu, thần kinh".
"Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2,5 lần so với bệnh nhân không có vết loét", Giáo sư G. Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.
4. Điều trị vết thương lâu lành như thế nào? Ở đâu?
Nguyên tắc chung của điều trị lành thương là: xác định và xử lý nguyên nhân gây vết thương lâu lành, làm sạch nền vết thương, cắt lọc, kích thích mô hạt, giảm áp lực tì đè, che phủ khuyết hổng (đối với vết thương hở lớn).
Bác sĩ CK2 Trần Đoàn Đạo, người đã dành hơn 4 thập kỷ chăm sóc và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân vết thương cho biết các phương pháp điều trị lành thương tiên tiến mà thế giới đang áp dụng hiện nay gồm:
- Biện pháp hút áp lực âm (V.A.C - Vaccum Assisted Closure): giúp làm sạch, kiểm soát dịch tiết và kích thích lên mô hạt, thúc đẩy quá trình là nh thương
- Biện pháp nén ép: giúp lưu thông máu, giảm ứ trệ phù nề
- Liệu pháp tái phân bố áp lực: giúp giảm bớt tác động của trọng lực lên vị trí vết thương
- Băng gạc sinh học: giúp che phủ vết thương khỏi nhiễm trùng, kiểm soát dịch tiết, tạo môi trường thích hợp để các giai đoạn lành thương diễn ra một cách tự nhiên.
- Liệu pháp oxy: cung cấp oxy cho quá trình lành thương
Ngoài ra, BS. Đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý, giúp vết thương mau lành.
Các phương pháp điều trị lành thương kể trên đang được ứng dụng tại đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu đầu tiên ở TP.HCM - Bernard Wound Care tại cơ sở 22 Phan Đình Giót, quận Tân Bình. Bernard Wound Care tập trung điều trị những vết thương khó lành như: loét tĩnh mạch, loét động mạch, loét tì đè, bỏng và sẹo…, đặc biệt là loét bàn chân ở người bị đái tháo đường.
BS Lê Trường Giang - Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM cho rằng “Điều trị vết thương nói chung, và vết thương khó lành, vết thương mạn tính nói riêng, là một lĩnh vực khó nên rất ít cơ sở y tế đầu tư để điều trị riêng cho căn bệnh này”. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh rất đông bệnh nhân, nhu cầu lớn, nhất là những người bị bệnh đái tháo đường khi xuất hiện những vết thương thường kéo dài, lâu lành, nhưng không có điều kiện, không biết nơi chữa trị, phải chấp nhận sống chung và chịu biến chứng tàn phế. Việc hình thành đơn vị chuyên sâu như Bernard Wound Care có ý nghĩa quan trọng, là địa chỉ tin cậy để người dân an tâm thăm khám và điều trị.
Bernard Wound Care quy tụ các bác sĩ đa chuyên khoa (nội tiết, phẫu thuật mạch máu, bỏng - phẫu thuật tạo hình, gây mê hồi sức, dinh dưỡng…) giàu kinh nghiệm, uy tín lâu năm trong mảng vết thương tại Việt Nam và được đào tạo chuyên sâu về vết thương tại Châu Âu, Mỹ Châu Á… được dẫn dắt bởi Thầy thuốc ưu tú, BS. CK2 Trần Đoàn Đạo – Nguyên Trưởng khoa Bỏng Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy – Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Điều trị Vết thương TP.HCM; Bằng khen Trí thức tiêu biểu do Tổng Hội Y học Việt Nam trao tặng.
Bernard Wound Care được trang bị cơ sở khang trang, máy móc hiện đại (MRI; CT; siêu âm, ABI/TBI…) kết hợp công nghệ điều trị vết thương mới theo xu hướng thế giới, ứng dụng mô hình đa chuyên khoa với mục tiêu “giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng”, điều trị, bảo tồn, lành thương thẩm mỹ, phòng ngừa tái phát theo phác đồ điều trị cá nhân hóa. Đồng thời, theo dõi chuyên sâu: tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn chăm sóc vết thương sau điều trị tại nhà.
Đến nay, đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu – Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care đã tiếp nhận hơn nghìn lượt khám và điều trị vết thương lâu lành, khó lành. Trong đó, vết thương lâu lành chiếm đến 85% (tỉ lệ loét bàn chân đái tháo đường chiếm 51%). Trung tâm đã điều trị thành công tỉ lệ lành thương đạt 96,7%. Thời gian trung bình điều trị lành thương là 35,6 ngày. Trường hợp điều trị dài nhất là 247 ngày.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Bernard Wound Care, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 028 3535 2468
Địa chỉ: 22 Phan Đình Giót, Q. Tân Bình, TP.HCM