japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!

Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!

28/04/2023

Việc điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), loét bàn chân đái tháo đường thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.

Thế nào là vết thương lâu lành?

Các vết thương ngoài da trong chẩn đoán lâm sàng được phân loại thành cấp tính và mạn tính. Trong đó, vết thương cấp tính là những vết thương mới do chấn thương, phẫu thuật và có khả năng tự lành sau 2 – 4 tuần. Trong khi đó vết thương mạn tính là những vết thương không thể tự lành một cách tự nhiên, kéo dài trên 4 tuần không lành.

Các dạng vết thương lâu lành phổ biến nhất có liên quan đến bệnh đái tháo đường (tiểu đường), bệnh lý tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu), bệnh lý động mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu lớn) và tổn thương tì đè (ở người bệnh nằm bất động trong thời gian dài, các vị trí cơ thể chịu áp lực lớn). Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nên vết thương lâu lành như: viêm mô bào; hạch bạch mạch...

loet-ti-de-mot-dang-vet-thuong-pho-bien
Loét tì đè là một dạng vết thương phổ biến

Vết thương lâu lành không dừng lại ở hậu quả gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà nguy hiểm hơn vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng, hoại tử phải đoạn chi (cắt cụt) nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại sao người bị đái tháo đường sợ nhất vết loét?

Người đái tháo đường lâu năm, việc kiểm soát đường huyết không tốt sẽ làm xuất hiện các dạng tổn thương dây thần kinh và mạch máu. Những tổn thương này là nguyên nhân gây vết loét lâu lành, đặc biệt loét ở bàn chân.

Vết loét bàn chân gây ra sự đau đớn dai dẳng cho bệnh nhân đái tháo đường, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt hằng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Đây là dạng vết thương phức tạp, đòi hỏi việc điều trị đa chuyên khoa và kéo dài thời gian nên chi phí điều trị cao, gây tốn kém cho bệnh nhân và người nhà.

Trong khi đó, loét ở người đái tháo đường dễ gặp biến chứng nhiễm trùng mà hậu quả khốc liệt nhất là có thể gây tử vong ở một số trường hợp nhiễm trùng nặng.

loet-nhiem-trung-ban-chan-dai-thao-duong
Loét nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây hậu quả khốc liệt

Không nên tự ý bó thuốc, bôi thuốc…

Người đái tháo đường khi xuất hiện các vết loét lâu lành, nếu được chăm sóc vết loét đúng cách và điều trị sớm sẽ hạn chế những biến chứng nhiễm trùng, đoạn chi... và thời gian lành thương sẽ được rút ngắn.

Khi người có bệnh lý đái tháo đường xuất hiện các vết thương ngoài da, không tự ý điều trị vết thương bằng thuốc lá, thuốc bôi không rõ nguồn gốc và chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát đường huyết, ngăn tình trạng nhiễm trùng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình lành thương.

dinh-duong-cho-nguoi-vet-thuong-do-loet
Dinh dưỡng hợp lí giúp kiểm soát đường huyết ,hạn chế biến chứng nhiễm trùng ở người đái tháo đường

Nếu vết thương kéo dài trên 2 tuần, bắt đầu tiến triển thành vết loét hay xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: ngón chân đổi màu, sưng đỏ, tiết dịch, mưng mủ, phù nề... Hãy liên hệ đến hotline (028) 3535 2468 để đặt lịch thăm khám chuyên khoa vết thương, đánh giá đúng tình trạng và xác định đúng nguyên nhân vết thương, vết loét sớm để điều trị sớm.

Chia sẻ

Đã copy link
Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương ngoài da nào không nên dùng oxy già rửa để tránh lâu lành?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị ngã xe và bị thương ở đầu gối. Tôi có dùng Oxy già để rửa vết thương và bôi thuốc đỏ. Nhưng vết thương đã 1 tuần rồi không lành, chảy dịch vàng nhiều ngày. Tôi có lên trạm y tế chăm sóc vết thương thì người ta bảo tình trạng này do tôi lạm dụng Oxy già để sát khuẩn vết thương. Vậy vết thương ngoài da nào không nên dùng Oxy già rửa để tránh lâu lành?
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Chủ quan với vết xước nhỏ, người phụ nữ bị mất 1 ngón chân
Từ một vết xước nhỏ, vì chủ quan, bệnh nhân đái tháo đường bị loét nhiễm trùng ở bàn chân, viêm xương ngón chân, dẫn đến phải tháo khớp, mất một ngón chân.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Vết thương lâu lành do móng quặp chữa sao cho bớt?
Móng quặp là một trong các tình trạng bàn chân phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Các trường hợp nhẹ dù gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt nhưng không nguy hiểm, nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không chữa trị sớm. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp đúng cách, sớm, móng quặp có thể bị nhiễm trùng lây lan, ảnh hưởng tới xương bên dưới và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.