Đó là chia sẻ của cô L.T.H (59 tuổi), môt bệnh nhân có vết thương lâu lành ở chân đi kèm bệnh lý đái tháo, do không được can thiệp kịp thời dẫn đến vết loét biến chứng nhiễm trùng nặng.
Vết thương lâu lành tiến triển thành vết loét
Cô H. kể lại, trước đó cô không hề biết mình mắc bệnh đái tháo đường. Khi xuất hiện vết thương lâu lành ở mắt cá chân, cô chỉ chăm sóc vết thương như bình thương và không nghĩ nhiều. Dần dần vết thương không lành mà còn tiến triển thành vết loét, đỉnh điểm là vào dịp tết Nhâm Dần (2022) vừa qua, cô H. ăn một khoanh bánh tét và vết loét trở nên đau nhức, mưng mủ, tiết dịch hôi.
Đi chữa trị ở nhiều nơi, nhưng suốt 17 ngày, cô H. chỉ được rửa vết thương, truyền nước biển… Hậu quả là vết loét không những không cải thiện mà ngày càng ăn sâu và nhiễm trùng lan rộng. “Tôi đau chỉ muốn chết không muốn sống. Đau mà không thể tả nỗi cái đau. Rồi cái chân coi như tháo khớp, không thôi là nó ăn luồng ăn luồng chỉ có chết chứ không còn sống được”, cô H. kể lại.
Phát hiện đái tháo đường từ vết loét bàn chân
Đầu tháng 03/2022, cô H. tìm đến Hệ thống Y khoa Bernard Healthcare, tình trạng vết loét lúc này đã nhiễm trùng lan rộng lên cẳng chân. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân được cho làm một số xét nghiệm và kiểm tra để tầm soát nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm đường huyết cho thấy cô H. đã mắc bệnh đái tháo đường. Lúc này, cả người nhà và bản thân cô H. cũng hết sức bất ngờ.
Sau khi thăm khám, BS CKII. Phan Duy Kiên, Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare, giải thích thêm: “Vì người bệnh không biết mình mắc tiểu đường, nên không chú trọng trong việc ăn uống để kiếm soát đường huyết. Việc ăn bánh tét đã khiến đường huyết tăng cao, đây là nguyên nhân chính làm vết loét nhiễm trùng nặng hơn.”
Thực tế lúc này, vết loét ở mắt cá chân đã lan rộng lên cẳng chân, bệnh nhân được tư vấn cần rạch thoát mủ ngăn vết loét nhiễm trùng lan rộng, song song đó phải điều trị đường huyết để giúp cho tình trạng nhiễm trùng không phát triển và quá trình lành thương được diễn ra thuận lợi.
Bác sĩ Kiên cũng cho biết: Thực tế nhiều bệnh nhân vẫn lầm tưởng "bị đau ở đâu thì trị ở đó", nên khi có các vết thương, bệnh nhân chỉ chăm chăm điều trị vết thương mà quên đi những yếu tố hỗ trợ khác như nội tiết, dinh dưỡng... Việc điều trị đa chuyên khoa kết hợp nhiều yếu tố sẽ giúp bệnh nhân chữa bệnh “từ cái gốc của vấn đề”.
Hành trình hồi phục ngoạn mục
Bệnh nhân được tư vấn điều trị theo phác đồ tối ưu. Đầu tiên, cô H. được các bác sĩ Nội Khoa Bernard tư vấn điều trị ổn định đường huyết. Sau khi đường huyết đã ổn định, cô H. được tiến hành rạch thoát mủ vết loét. Sau khi được can thiệp, vết thương tiến triển tốt, đã ngăn được nhiễm trùng lan rộng.
Sau 6 ngày, vết thương đã lên mô hạt và được tiến hành ghép da. Kết thúc 5 tuần điều trị và ghép da, vết thương của bệnh nhân cho thấy kết quả hồi phục tốt, tốc độ lành thương nhanh.
“Hồi đó sau khi thăm khám, bác sĩ nói khoảng 4 tuần là đi được. Tôi nói làm gì có chuyện đó. Nhưng sau 3 tuần là tôi đi cà nhắc được rồi. Giờ thì chiều mát tôi đi tập thể dục, sáng thì đi lại phơi nắng. Tôi mừng lắm, như từ cõi chết trở về”, cô H. hạnh phúc chia sẻ sau quá trình tư vấn điều trị lành thương tại Bernard Healthcare.