japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Bí quyết phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường

Bí quyết phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường

06/05/2023

Biến chứng loét bàn chân ngày càng phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường, tuy nhiên việc điều trị loét bàn chân do đái tháo đường khá phức tạp. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, vậy bí quyết nào giúp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường?

Kiểm soát đái tháo đường và các bệnh lý đi kèm có nguy cơ gây biến chứng loét

Loét bàn chân đái tháo đường là một trong các biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường lâu năm. Tổn thương mạch máu và tổn thương thần kinh do đái tháo đường là các nguyên nhân phổ biến gây nên loét bàn chân đái tháo đường. Vì vậy điều tiên quyết để phòng ngừa biến chứng loét chân là kiểm soát đường huyết hiệu quả bằng cách uống thuốc đều đặn và đo huyết định kỳ theo chỉ dẫn của các bác sĩ Nội tiết. Việc phát hiện sớm bệnh lý đái tháo đường để kiểm soát đường ổn định cũng giúp tăng tỉ lệ phòng ngừa biến chứng loét bàn chân.

kiem-soat-loet-ban-chan
Điều tiên quyết để phòng ngừa loét bàn chân đái tháo đường là kiểm soát đường huyết tốt

Bên cạnh đó, người đái tháo đường lâu năm thường mắc các bệnh lý đi kèm như huyết áp cao, tim mạch, rối loạn thần kinh.... ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu và hệ thần kinh của cơ thể. Vì vậy, người “sống chung với đái tháo đường”, điều trị Nội tiết thôi là chưa đủ, cần kiểm tra định kỳ để phát hiện và kiểm soát các bệnh lý khác để hạn chế các biến chứng.

Ngoài ra, biến dạng bàn chân do các bệnh lý xương khớp cũng là một yếu tố nguy cơ gây loét cao ở bệnh nhân đái tháo đường. Một số biến dạng bàn chân phổ biến, người bệnh cần nhận biết sớm, thăm khám và điều trị kịp thời, giảm khả năng gây ra vết loét ở chân: bàn chân Charcot, bàn chân bẹt, biến dạng ngón chân cái...

Phòng ngừa nguy cơ loét ở chân nhờ thói quen, dinh dưỡng và lối sống

Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính, hiện nay phần lớn bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 đều xuất phát từ thói quen sống và chế độ dinh dưỡng. Do đó, bên cạnh việc điều trị Nội tiết bằng thuốc, dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường.

thay-doi-thoi-quen-sinh-hoat
Phòng ngừa nguy cơ loét bàn chân đái tháo đường thông qua dinh dưỡng, thói quen và lối sống

Người đái tháo đường, nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý dưỡng các nhóm chất để vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả, vừa cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động. Người bệnh nên tập thể dục đều đặn, vận động nhẹ nhàng để có thể phòng ngừa các bệnh lý tĩnh mạch, xương khớp... những bệnh có nguy cơ biến chứng loét ở chân.

Đồng thời, người bệnh đái tháo đường cần hình thành quen chăm sóc bàn chân hằng ngày để giúp giảm nguy cơ bị các vết thương, vết loét ở chân, đồng thời phát hiện sớm các biến dạng, vết loét bàn chân để thăm khám, chữa trị sớm, ngăn diễn tiến thành loét bàn chân đái tháo đường.

Thực hiện tầm soát định kỳ phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây loét

Các tổn thương mach máu, tổn thương thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường khi mới bắt đầu xuất hiện, chưa có những triệu chứng rõ ràng, chẳng hạn như triệu chứng đau cách hồi (đau khi hoạt động và hết đau khi nghỉ ngơi) dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý khác.

Một khi bàn chân đã xuất hiện các vết loét lâu lành (vết loét mạn tính) là khi các tổn thương đã diễn tiến phức tạp, vết loét chỉ là bề nổi của “tảng băng trôi” tổn thương đa cơ quan. Vì vậy bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện tầm soát nguy cơ loét do đái tháo đường tại chuyên khoa vết thương mỗi 6 tháng.

tam-soat-suc-khoe-dinh-ky
Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện tầm soát nguy cơ loét do đái tháo đường tại chuyên khoa vết thương mỗi 6 tháng

Tại Trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu - Đơn vị bàn chân đái tháo đường (Bernard Wound Care), bệnh nhân đái tháo đường sẽ được tầm soát sớm biến chứng đái tháo đường theo quy trình protocol chuẩn và toàn diện. Liên hệ ngay hotline (+84) 28 3535 2468 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị Loét bàn chân do đái tháo đường.

Chia sẻ

Đã copy link
Bí quyết phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Địa chỉ điều trị vết thương lâu lành (từ 4 - 6 tuần) cho người bị đái tháo đường ở TP.HCM
Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, số lượng trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu còn khá khiêm tốn. Tuy một vết thương mạn tính thường liên quan đến nhiều chuyên khoa (nội tiết, phẫu thuật mạch máu, dinh dưỡng..) nhưng việc điều trị còn khá riêng lẻ. Kiến thức phòng ngừa, chăm sóc vết thương của người bệnh vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến thực trạng: Bệnh nhân hay người thân có vết thương lâu lành, không biết khám ở đâu?
Người tiểu đường ngâm chân nước ấm nóng có gây vết thương lâu lành?
Thưa bác sĩ, ba tôi mắc bệnh tiểu đường đã hơn 5 năm, mỗi tối trước khi ngủ, ba tôi có thói quen ngâm chân nước ấm nóng để dễ ngủ. Nhưng gần đây ba tôi thấy xuất hiện các vết thương nhỏ dưới lòng bàn chân kéo dài không rõ nguyên nhân, không biết thói quen này có phải là nguyên nhân gây ra không?
Vết thương nhỏ hóa nhiễm trùng có phải do đắp lá cây?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị đứt tay, nhưng lúc đó nhà đang không có sẵn các thuốc sát trùng nên tôi đã đắp thuốc lá lên vết thương để cầm máu. Nhưng hôm sau, vết thương bị chảy dịch mủ có mùi hôi. Tình trạng này có phải do đắp thuốc lá gây ra không và tôi nên làm gì để vết thương nhanh lành?
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Bị loét bàn chân không lành, trị đâu cho đúng?
Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.