japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương

Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương

21/04/2023

Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.

Loét bàn chân đái tháo đường: điều trị khó và phức tạp

Người đái tháo đường khi có vết thương, dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng hơn người không mắc bệnh, vì đường huyết cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây ra nhiễm trùng, diễn tiến thành loét. Bên cạnh đó, hiểu biết về chăm sóc vết thương của người bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc chăm sóc không đúng cách có thể xảy ra nhiễm trùng, mưng mủ, gây vết loét.

loet-ban-chan-dai-thao-duong
Chăm sóc vết thương không đúng cách có thể gây nhiễm trùng, mưng mủ, vết loét

Với một vết loét bàn chân đái tháo đường, người bệnh chỉ điều trị nội tiết và chăm sóc vết thương thôi là chưa đủ. Khi xuất hiện vết loét lâu lành ở chân, có thể người bệnh đã tổn thương các cơ quan khác, phải điều trị dứt điểm mới tránh được những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường vì thế thường liên quan đến nhiều chuyên khoa (Nội tiết, Phẫu thuật mạch máu, dinh dưỡng..). Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều trường hợp, việc điều trị vẫn còn khá riêng lẻ nên chưa có hiệu quả.

Hậu quả khốc liệt nếu không chữa trị kịp thời

Vết loét ở chân gây ra đau đớn dai dẳng cho người bệnh, thời gian dài, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người bệnh. Việc bệnh nhân tự chữa chị vết loét ở nhà rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng - biến chứng có thể gây ra những hậu quả khốc liệt. Nhiều trường hợp, nhiễm trùng do không được can thiệp kịp thời đã dẫn đến hậu quả hoại tử chi, đoạn chi.

liet-neu-khong-chua-tri-kip-thoi
Cứ 30 giây lại có một chi (chân, tay) bị mất vì bệnh đái tháo đường

Theo một cảnh báo được Liên Hợp Quốc công bố, cứ 30 giây trên thế giới có một chi (chân, tay) bị mất vì bệnh đái tháo đường. Đặc biệt, khốc liệt hơn là tình trạng nhiễm trùng dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, có nguy cơ tử vong cao.

Địa chỉ cần thiết: Trung tâm vết thương chuyên sâu - Đơn vị bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care

Tại TP.HCM, bạn có thể liên hệ đến Trung tâm điều trị Vết thương chuyên sâu Bernard – Đơn vị Bàn chân đái tháo đường (Bernard Wound Care) để được hỗ trợ tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia vết thương đầu ngành.

Đây là một trong số rất ít trung tâm chuyên sâu tại Việt Nam hiện nay tiên phong điều trị vết thương lâu lành, đặc biệt là loét do biến chứng đái tháo đường theo mô hình đa chuyên khoa; quy trình protocol chuẩn với mục tiêu điều trị, bảo tồn, lành thương thẩm mỹ, phòng ngừa tái phát theo phác đồ điều trị cá nhân hóa. Đồng thời, các bác sĩ cũng theo dõi chuyên sâu (Follow up): tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn chăm sóc vết thương sau điều trị tại nhà.

Bernard Wound Care quy tụ đội ngũ bác sĩ uy tín, đầu ngành, được đào tạo chuyên sâu tại Mỹ, Châu Âu (Phẫu thuật mạch máu; Phẫu thuật tạo hình; Gây mê hồi sức; Nội tiết; Dinh dưỡng…); cùng trang thiết bị hiện đại (MRI; CT; siêu âm…) kết hợp công nghệ điều trị vết thương mới theo xu hướng thế giới: giảm áp; nén ép; hút lực âm; gạc sinh học...

trung-tam-dieu-tri-vet-thuong-bernard
Trung tâm điều trị Vết thương chuyên sâu Bernard – Đơn vị Bàn chân đái tháo đường (Bernard Wound Care)

Đặt lịch thăm khám qua hotline 028 3535 2468 để được tư vấn.

Chia sẻ

Đã copy link
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương nhỏ hóa nhiễm trùng có phải do đắp lá cây?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị đứt tay, nhưng lúc đó nhà đang không có sẵn các thuốc sát trùng nên tôi đã đắp thuốc lá lên vết thương để cầm máu. Nhưng hôm sau, vết thương bị chảy dịch mủ có mùi hôi. Tình trạng này có phải do đắp thuốc lá gây ra không và tôi nên làm gì để vết thương nhanh lành?
Khi bị loét bàn chân đái tháo đường: Tôi đau đến mức không muốn sống
Đó là chia sẻ của cô L.T.H (59 tuổi), môt bệnh nhân có vết thương lâu lành ở chân đi kèm bệnh lý đái tháo, do không được can thiệp kịp thời dẫn đến vết loét biến chứng nhiễm trùng nặng.
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Vết thương lâu lành – Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
Vết thương lâu lành là vết thương từ 4 tuần trở lên không lành, còn được gọi là vết thương mạn tính (vết thương khó lành).
Vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”
Theo bác sĩ Trần Đoàn Đạo, vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”, nhưng nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác điều trị chuyên sâu chưa được chú trọng.