japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?

Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?

18/11/2022

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

4 dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng loét ở bàn chân người bị đái tháo đường

nhan-biet-loet-ban-chan-dai-thao-duong-bernard
Dấu hiệu nhận biết loét bàn chân

Mỗi loại biến chứng loét bàn chân đái tháo đường sẽ có những biểu hiện khác nhau, một số dấu hiệu nhận biết các biến chứng:

+ Loét thần kinh: Biểu hiện ban đầu là các cục chai dưới lòng bàn chân. Khi tình trạng kéo dài, cục chai sẽ tiến triển thành lỗ đáo và vùng da xung quanh là các mảng xơ chai.

+ Loét mạch máu: Thường thấy ở đầu ngón chân, giữa các kẽ ngón chân, những vùng bị ảnh hưởng vì thiếu máu nuôi mô bởi tổn thương mạch máu. Vết thương đổi màu từ xanh tím sau đó sẽ chuyển qua hoại tử (màu đen).

+ Loét nhiễm trùng: Khi bị vết thương, ban đầu thường không có nhiễm trùng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi làm vết thương nhiễm trùng. Có dấu hiệu phù nề, sưng đỏ, chảy dịch đục, mưng mủ.

+ Loét hỗn hợp: Xuất hiện một số dấu hiệu của 2 hoặc 3 loại loét kể trên

Nguyên nhân loét lâu lành ở người đái tháo đường

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương của cơ thể, trong đó bệnh lý mạn tính cũng là yếu tố làm chậm quá trình lành thương của người bệnh.

Với bệnh nhân đái tháo đường lâu năm, người bệnh thường bị tổn thương mạch máu và thần kinh ngoại biên, làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các chi. Trong khi đó, máu là thành phần vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến các vết thương, khi lưu lượng máu giảm, các thành phần này không đến được vị trí vết thương để nuôi dưỡng, không thể giúp quá trình lành thương diễn ra.

duong-huyet-cao-gay-tieu-duong-bernard
Đường huyết cao là một trong những yếu tố gây loét lâu lành ở người tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng làm cho cơ thể khó kiểm soát đường huyết. Và khi đường huyết cao sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Đồng thời đường huyết cao cũng làm hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hiệu quả.

Địa chỉ thăm khám và điều trị loét bàn chân đái tháo đường

Việc điều trị hiệu quả loét bàn chân ở người đái tháo đường đồng thời phòng ngừa tái phát cần được xem xét tổng quát nhiều yếu tố (nội tiết, mạch máu, ngoại khoa thẩm mỹ...), theo thể trạng khác nhau của cơ thể và tính chất vết loét. Đây cũng là một trong những định hướng của Đơn vị Điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân Đái tháo đường (Bernard Wound Care). Với mục tiêu “Giảm đau - Chữa lành - Hạn chế biến chứng”, Bernard Wound Care điều trị vết thương chuyên sâu theo mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu và theo phác đồ điều trị cá nhân hóa.

Nếu bạn có bệnh lý đái tháo đường và có các vết thương lâu không lành (kéo dài từ 2-4 tuần), cần hỗ trợ tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa vết thương Bernard Healthcare, vui lòng gọi đến hotline 028 3535 2468 hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: care@bernard.vn.

Chia sẻ

Đã copy link
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Loét do tiểu đường - "thủ phạm" gây đoạn chi, tàn phế
Theo một thống kê, cứ 30 giây trôi qua thế giới lại có một bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) phải chịu cảnh tàn phế vì phải đoạn chi để cứu lấy tính mạng do biến chứng loét bàn chân gây ra.
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
70% loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch
Giáo sư De Maeseneer (người Bỉ) - Chủ tịch hội đồng khoa học soạn thảo guideline bệnh lý tĩnh mạch chi dưới, nguyên Chủ tịch Hiệp Hội tĩnh mạch Châu Âu đã nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu Châu Âu lần thứ 36: “70% vết loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch”.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.
Nhận biết Suy giãn tĩnh mạch chân trước và sau sinh
Một số nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng để “nhận biết suy giãn tĩnh mạch, chủ động phòng và điều trị sớm nếu mắc phải – hiện vẫn chưa được nhận thức đúng và đủ” – Bs CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare nhận định và chia sẻ ở góc độ chuyên môn.