japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
70% loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch

70% loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch

18/11/2022

Giáo sư De Maeseneer (người Bỉ) - Chủ tịch hội đồng khoa học soạn thảo guideline bệnh lý tĩnh mạch chi dưới, nguyên Chủ tịch Hiệp Hội tĩnh mạch Châu Âu đã nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu Châu Âu lần thứ 36: “70% vết loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch”.

Ai là người có nguy cơ bị loét tĩnh mạch?

Loét tĩnh mạch là một dạng vết thương lâu lành do biến chứng của tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới lâu ngày, gây ứ đọng máu kém oxy ở chân, dẫn đến hình thành vết loét ướt, chảy dịch trong hoăc dịch vàng. Đây là mức độ nặng nhất của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (C6).

nhom-doi-tuong-de-suy-gian-tinh-mach-bernard
Nhóm đối tượng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch gây biến chứng loét tĩnh mạch

Theo các chuyên gia, những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch nói chung và loét tĩnh mạch nói riêng, bao gồm:

+ Nữ giới: phụ nữ mang thai làm tăng áp lực tĩnh mạch; nữ giới thay đổi nội tiết tố trong thời gian dài làm cho các tĩnh mạch giãn; thường xuyên mang giày cao gót, có thói quen bắt chéo chân tạo áp lực lên chân, khiến tĩnh mạch chân tổn thương

+ Người có đặc thù công việc đứng lâu, ngồi nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

+ Người cao tuổi, người có lối sống ít vận động hoặc có các bệnh lý giảm vận động như viêm khớp, liệt...

+ Người mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu…

Điều trị loét tĩnh mạch: khó khăn và phức tạp

BS CKII Phan Duy Kiên - Chuyên gia mạch máu – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare cho biết: Loét tĩnh mạch là một dạng vết thương do biến chứng suy giãn tĩnh mạch, rất khó chữa vì phải đồng thời thực hiện nhiều biện pháp chuyên sâu, như nén ép bảo đảm áp lực trên 40mmHg và can thiệp phục hồi tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch lâu ngày.

Ngoài ra, việc can thiệp phục hồi sớm nhằm tăng tốc độ lành thương. Kỹ thuật tiêm xơ dưới ổ loét (Sub ulcer sclerotherapy) cũng được xem như một phương pháp giúp lành thương nhanh trên thế giới hiện nay.

dieu-tri-suy-gian-tinh-mach
Hình trước và sau điều trị loét tĩnh mạch tại Bernard bằng kỹ thuật tiêm xơ chọn lọc dưới ổ loét (Sub ulcer sclerotherapy)

Can thiệp nội mạch ít xâm lấn (laser, RFA, MOCA, sclerotherapy, keo sinh học…) và kỹ thuật tiêm xơ chọn lọc dưới ổ loét là các kỹ thuật mới, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu.

Do vậy nếu không được điều trị đúng ở các trung tâm vết thương có chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, người bệnh loét tĩnh mạch cũng khó có cơ hội đạt kết quả tốt.

Tốt nhất hãy thay đổi ngay một số thói quen

Loét tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ đôi chân, còn gây đau đớn cho người bệnh. Trong một số trường hợp nặng, đã có hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc lòng tĩnh mạch sâu, huyết khối theo dòng máu di chuyển đến tim gây thuyên tắc phổi, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong.

Theo các chuyên gia, do việc điều trị loét tĩnh mạch khó khăn và phức tạp nên việc phòng ngừa nguy cơ bị loét tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, hạn chế nguy cơ gây ra biến chứng loét tĩnh mạch, tốt nhất hãy thay đổi một số thói quen:

+ Duy trì tập thể dục, đi bộ tiếp sức giúp tĩnh mạch đẩy máu về tim tốt hơn

+ Giảm tần suất mang giày cao gót, bỏ thói quen ngồi vắt chéo chân để giảm áp lực lên đôi chân

+ Không xoa dầu nóng, ngâm nước nóng, sẽ làm tĩnh mạch giãn nở, van hở nhiều gây tình trạng ứ động máu ở chân

phu-nu-de-suy-gian-tinh-mach-bernard
Thay đổi thói quen để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch gây biến chứng loét tĩnh mạch

Bên cạnh đó, việc tầm soát sớm suy giãn tĩnh mạch cũng đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế biến chứng loét tĩnh mạch. Nếu bạn thấy các triệu chứng mỏi, nhức, nặng chân... hay đôi chân xuất hiện các mạch máu li ti màu xanh hoặc tím đỏ dưới da, có thể quan sát bằng mắt thường, hãy đến ngay các cơ sở chuyên khoa mạch máu uy tín để phát hiện sớm suy giãn tĩnh mạch, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng loét tĩnh mạch.

Chia sẻ

Đã copy link
70% loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Phương pháp tầm soát Suy giãn tĩnh mạch tiên tiến hiện nay
“Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?” – Chuyên gia Mạch máu khẳng định: “Nguy hiểm! Nguy hiểm trước tiên chính là thái độ chủ quan, bỏ qua thời điểm vàng để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh trước khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng là huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi”.
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mới khởi phát (cấp độ C1) không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khiến người bệnh bứt rứt, tê mỏi, cảm giác đôi chân nặng nề. Thay vì chịu đựng sự khó chịu dai dẳng, giờ đây bạn có thể chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.
Bị loét bàn chân không lành, trị đâu cho đúng?
Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.
Bác sĩ chỉ ra yếu tố then chốt giúp lành thương ở người có vết loét bàn chân đái tháo đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường khi có vết loét lâu lành ở chân, chỉ chăm chăm vào điều trị vết loét mà quên việc tìm nguyên nhân gây ra vết loét để điều trị tận gốc khiến vết thương tái đi tái lại.