japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?

Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?

04/11/2022

Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).

Phát hiện suy giãn tĩnh mạch càng sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao

Theo bảng phân loại CEAP, suy giãn tĩnh mạch được chia làm các cấp độ từ C0 – C6 dựa trên biểu hiện lâm sàng (Clinique); nguyên nhân (Etiologie); vị trí giải phẫu (Anatomique); sinh lý bệnh học (Pathogénie).

Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (C1), bệnh nhân có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp như chích xơ tĩnh mạch, dùng băng, tất ép, thuốc trợ tĩnh mạch, chống đông máu… theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

“Nếu suy giãn tĩnh mạch đã tiến triển ở mức C2, việc dùng thuốc không có ý nghĩa nhiều trong việc điều trị” - ThS. Bs. Lê Kim Cao - chuyên gia mạch máu cho biết. Điều này có nghĩa là từ giai đoạn muộn (C2 -C6), tùy mức độ tĩnh mạch bị suy giãn, biến chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch phù hợp.

Tự ý dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch – Hiểm họa khôn lường!

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và kem bôi ngoài da được quảng cáo giúp trị khỏi giãn tĩnh mạch. Không ít người cả tin, nghe quảng cáo thấy “đúng” triệu chứng của mình, liền mua uống. Điều này rất nguy hiểm, bởi thuốc không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định y tế, hiệu quả điều trị chưa được Y học công nhận. Nhẹ thì “vô thưởng vô phạt” nghĩa là thuốc không có tác dụng chữa bệnh, cũng không gây tác dụng phụ đáng lo ngại, nhưng người bệnh đánh mất tiền bạc, hi vọng, thời gian. Nặng thì thuốc gây tác dụng phụ, biến chứng xấu, khiến bệnh tình trở nặng, việc điều trị trở nên phức tạp và kéo dài, tốn nhiều chi phí.

thuoc-dung-cho-suy-gian-tinh-mach
Tự ý dùng thuốc trị giãn tĩnh mạch – “Lợi bất cập hại”

Một số trường hợp sau khi khám suy giãn tĩnh mạch, lại không điều trị theo chỉ định của bác sĩ, mà tự ý mua thuốc giảm đau về uống. Sẽ rất tai hại nếu dùng thuốc giảm đau kháng viêm (chuyên trị đau viêm xương khớp) để trị suy giãn tĩnh mạch. Việc dùng thuốc giảm đau tùy tiện, tuy có hiệu quả tức thời ban đầu (giảm đau) nhưng thực tế không chữa suy giãn tĩnh mạch. Bs. Cao khuyến cáo “Dùng thuốc giảm đau thời gian dài gây hại gan, tim mạch, viêm loét dạ dày, ảnh hưởng thần kinh”.

Dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng thuốc suy giãn tĩnh mạch tùy tiện

Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử lý cấp cứu kịp thời.

+ Đau dữ dội, bỏng rát hoặc kích ứng khác ở chân

+ Đổi màu hoặc thay đổi da nơi bôi thuốc

+ Đau đầu dữ dội đột ngột, lú lẫn, các vấn đề về thị lực, lời nói hoặc thăng bằng

+ Xuất hiện cảm giác đau, nóng hoặc đỏ ở một hoặc cả hai chân

+ Tê nặng kéo dài

+ Khó thở, nhịp tim đập thình thịch hoặc nhầm lẫn, cảm giác như có thể bất tỉnh

Để điều trị an toàn suy giãn tĩnh mạch, người có dấu hiệu bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, kê đơn thuốc và phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, kem bôi ngoài da không rõ nguồn gốc.

Điều trị hiệu quả suy giãn tĩnh mạch cần kết hợp nhiều phương pháp, trong đó thuốc chỉ là một phần, phù hợp ở những giai đoạn điều trị nhất định.

Để được Bác sĩ Mạch máu trực tiếp thăm khám và tư vấn bệnh tại Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard, vui lòng liên hệ Hotline (+84) 28 3535 2468 để được hỗ trợ.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Nhận biết Suy giãn tĩnh mạch chân trước và sau sinh
Một số nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng để “nhận biết suy giãn tĩnh mạch, chủ động phòng và điều trị sớm nếu mắc phải – hiện vẫn chưa được nhận thức đúng và đủ” – Bs CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare nhận định và chia sẻ ở góc độ chuyên môn.
Những phương pháp điều trị mới nhất cho suy giãn tĩnh mạch
Yếu tố tiên quyết trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là Tầm soát sớm, điều trị sớm ngay từ giai đoạn C1 sẽ có cơ hội chặn dứt hoàn toàn bệnh lý, đồng thời điều trị thẩm mỹ đạt hiệu quả tối ưu.
Phát hiện sớm Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu
Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu là tình trạng tĩnh mạch đã suy giãn nhưng bị che khuất hoặc được bao xung quanh bởi nhiều mô mỡ, vì thế không có biểu hiện nổi gân xanh dưới da, không thể nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu của bệnh lại giống với khá nhiều bệnh khác nên không chỉ bệnh nhân mà nhiều bác sĩ cũng dễ chẩn đoán nhầm.
Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là Suy giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lý rất thường gặp với tỉ lệ mắc bệnh đến 30% ở người trưởng thành, trong đó nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới (Theo số liệu nghiên cứu và thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP.HCM).
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bác sĩ ơi, tôi mới được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu. Tôi hay đi bộ buổi sáng để tập thể, nhưng nghe mọi người nói đi bộ không tốt cho suy giãn tĩnh mạch. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?
Có đến 65% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới) không biết mình mắc bệnh. Bạn có nằm trong số đó?