japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

19/11/2023

Bác sĩ ơi, tôi mới được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu. Tôi hay đi bộ buổi sáng để tập thể, nhưng nghe mọi người nói đi bộ không tốt cho suy giãn tĩnh mạch. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

suy-gian-tinh-mach-co-nen-di-bo
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên khoa phẫu thuật mạch máu – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare giải đáp:

Hiện nay, nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch vẫn thường lầm tưởng đi bộ có thể khiến máu dồn xuống chân, gây sưng phù và đau mỏi nhiều hơn. Thực tế, đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng, rất tốt cho sức khỏe và tốt cho hệ tĩnh mạch, khi đi bộ các cơ chân co thắt, ép vào các tĩnh mạch sâu, giúp máu được đẩy về tim tốt hơn, giảm tải tình trạng ứ đọng ở tĩnh mạch nông, giảm bớt triệu chứng đau nhức chân. Vì thế, người bị suy giãn tĩnh mạch ở mọi cấp độ vẫn nên duy trì đi bộ tập thể dục với tốc độ và cự ly vừa sức.

Tuy nhiên, đi bộ đòi hỏi sự chuyển động linh hoạt ở mắt cá chân, nên nếu người bệnh có vết loét do suy giãn tĩnh mạch sẽ bị hạn chế vận động ở mắt cá chân. Người bệnh cần tham vấn bác sĩ để được điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát vết loét do suy giãn tĩnh mạch.

>>> Có thể bạn quan tâm: 03 môn thể thao tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch

loet-tinh-mach-chan-can-chu-y-gi
Người bị loét do suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế vận động ở mắt cá chân và thăm khám bác sĩ để điều trị hiệu quả

Liên hệ đặt lịch thăm khám ngay qua hotline 028 3535 2468 để tầm soát suy giãn tĩnh mạch tại Bernard Healthcare:

  • Siêu âm tư thế đứng và tư thế nằm để đánh giá chính xác giai đoạn bệnh
  • Lập bản đồ tĩnh mạch chi dưới để tư vấn tỉ mỉ
  • Tư vấn điều trị chuyên sâu tùy theo giai đoạn bệnh (nội khoa, ngoại khoa, can thiệp tĩnh mạch...)

Chia sẻ

Đã copy link
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mới khởi phát (cấp độ C1) không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khiến người bệnh bứt rứt, tê mỏi, cảm giác đôi chân nặng nề. Thay vì chịu đựng sự khó chịu dai dẳng, giờ đây bạn có thể chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Tầm soát và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Trước đây, một phần do thiếu trang thiết bị tầm soát, một phần do sự chủ quan bỏ lơ giai đoạn khởi phát của bệnh nhân lẫn bác sĩ, dẫn đến rất nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch kéo dài nhiều năm và chuyển biến ngày càng nặng.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Điều trị thành công ca Suy giãn tĩnh mạch tái phát kèm biến chứng loét nhiễm trùng ở bệnh nhân Đái tháo đường
Việc điều trị can thiệp giải quyết gốc rễ tình trạng suy giãn tĩnh mạch trên bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường chính là điểm mấu chốt trong ca lâm sàng này.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Điểm danh những nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân
Bạn có biết tính chất nghề nghiệp của bạn có thể là yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy những nhóm nghề nghiệp nào có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch và làm gì để phòng ngừa bệnh lý nào khi làm các nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao? Hãy cùng Bernard Healthcare tìm hiểu trong bài dưới đây.