japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?

Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?

19/11/2023

Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​

suy-gian-tinh-mach-chan-co-di-truyen
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?

BS CKII. Phan Duy Kiên - Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare giải đáp:

Có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh lý Suy giãn tĩnh mạch chân như: độ tuổi, giới tính, phụ nữ mang thai, đặc thù công việc... Trong đó, các nghiên cứu cho thấy, suy giãn tĩnh mạch chân có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. ​

Theo Houston Methodist DeBakey Heart & Vascular Center, nếu một người có cả cha và mẹ đều bị suy giãn tĩnh mạch thì người đó có nguy cơ mắc căn bệnh này lên đến 90%. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ bị suy giãn tĩnh mạch, thì nguy cơ là 50%.​

yeu-to-nguy-co-suy-gian-tinh-mach-chan
Các yêu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch (Nguồn: Houston Methodist DeBakey Heart & Vascular Center)

 

Vì vậy, nếu bà ngoại và mẹ bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch chân, thì bạn sẽ có khả năng cao có thể mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên:​

  1. Tránh các thói quen có hại cho hệ tĩnh mạch: Đứng lâu, ngồi nhiều, bắt chéo chân, ngồi xổm...​
  2. Chế độ ăn có nhiều thực phẩm tốt cho mạch máu​
  3. Tập luyện thể dục thể thao hợp lí, đặc biệt là các môn thể thao tốt cho tĩnh mạch: bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp...​
  4. Tầm soát sớm suy giãn tĩnh mạch để kịp thời phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị hiệu quả​
tam-soat-suy-gian-tinh-mach-chi-duoi
Tầm soát suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại Bernard Healthcare

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU & SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD​

Địa chỉ tin cậy điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm, với thế mạnh vượt trội:​​

  • Trang thiết bị hiện đại Siêu âm Doppler, hệ thống đo ABI/TBI khảo sát mạch máu ngoại biên bằng tia hồng ngoại không xâm lấn, MRI, CT scan...
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mạch máu​​
  • Quy trình tầm soát theo protocol chuẩn của thế giới​​
  • Tư vấn điều trị dứt điểm bằng phương pháp hiện đại, ít xâm lấn

Liên hệ hotline 028 3535 2468 để được tư vấn và đặt lịch tầm soát suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Chia sẻ

Đã copy link
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Dịch vụ tầm soát các loại ung thư tại Bernard Healthcare có tốt không?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, với khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm.
Tình cờ phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ khám sức khỏe định kỳ tại Bernard Healthcare
Khách hàng nam 37 tuổi, tiền căn khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường, đến Bernard Healthcare khám sức khỏe tổng quát. Từ kết quả siêu âm, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phát hiện nhân ở 2 thùy tuyến giáp.
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bác sĩ ơi, tôi mới được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu. Tôi hay đi bộ buổi sáng để tập thể, nhưng nghe mọi người nói đi bộ không tốt cho suy giãn tĩnh mạch. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam, có 6.122 ca mắc mới ung thư tuyến giáp (xếp thứ 6) với 858 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân. Thế nên, việc nhận biết sớm và tầm soát khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp là vô cùng cần thiết.
Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?
Có đến 65% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới) không biết mình mắc bệnh. Bạn có nằm trong số đó?
Điều trị thành công ca Suy giãn tĩnh mạch tái phát kèm biến chứng loét nhiễm trùng ở bệnh nhân Đái tháo đường
Việc điều trị can thiệp giải quyết gốc rễ tình trạng suy giãn tĩnh mạch trên bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường chính là điểm mấu chốt trong ca lâm sàng này.