japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
3 môn thể thao tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch

3 môn thể thao tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch

19/11/2023

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bị suy giãn tĩnh mạch được khuyến cáo chế độ ăn uống lành mạnh nhiều chất xơ, tránh các thói quen không tốt cho hệ tĩnh mạch (ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân…), thường xuyên vận động cơ thể để tăng cường sức khỏe hệ tĩnh mạch và giảm các triệu chứng của bệnh. Sau đây là 3 môn thể thao người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập.

1. Đi bộ

Đi bộ mỗi ngày là bài tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Với người bị suy giãn tĩnh mạch chân thì môn thể thao này có hiệu quả hơn rất nhiều. Khi đi bộ, các cơ chân co thắt, ép vào các tĩnh mạch sâu, giúp hỗ trợ lưu thông máu từ tĩnh mạch chi dưới về tim, giảm tình trạng ứ trệ, bớt nhức mỏi chân. Ngoài ra, đi bộ mỗi ngày sẽ làm tăng tần số hô hấp và góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

di-bo-tang-cuong-he-tim-mach
Đi bộ giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch và hệ tĩnh mạch

Các chuyên gia khuyên rằng, người bị suy giãn tĩnh mạch nên duy trì đi bộ mỗi ngày với tần suất, tốc độ phù hợp để đảm bảo sức khỏe, không nên đi bộ quá sức làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch, gây phản tác dụng. Trong lúc đi bộ, người bệnh có thể dùng kết hợp vớ tĩnh mạch để mang lại hiệu quả tốt hơn.

2. Bơi lội

Người bị suy giãn tĩnh mạch có thể tập luyện bơi lội để giúp cải thiện tuần hoàn, không gây căng thẳng quá mức lên tĩnh mạch. Với tư thế bơi nằm ngang, hai chân sẽ không chịu trọng lực của cơ thể như các môn thể thao khác, hệ tĩnh mạch sẽ không chịu nhiều áp lực. Đồng thời, các chuyển động trong quá trình bơi sẽ hỗ trợ tĩnh mạch đưa máu trở về tim hiệu quả. Từ đó giảm các triệu chứng đau nhức, nặng nề do suy giãn tĩnh mạch gây ra.

boi-loi-tot-cho-suy-gian-tinh-mach
Bơi lội là môn thể thao tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch

3. Đạp xe đạp

Đi xe đạp là môn thể thao không những tăng cường sức khỏe hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ tĩnh mạch. Đây là môn thể thao giúp hai chân hoạt động liên tục, khớp gối và gân cơ co duỗi nhịp nhàng, cổ chân di chuyển linh hoạt giúp cho việc lưu thông máu huyết trong tĩnh mạch dễ dàng hơn và giảm đau mạn tính do suy tĩnh mạch.

dap-xe-suy-gian-tinh-mach
Việc đạp xe nhẹ nhàng giúp kích thích lưu thống máu và giảm các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch

Ở tư thế ngồi trên yên xe, giúp hai chân giảm áp lực phải chịu từ trọng lượng cơ thể, nhờ đó tình trạng ứ động máu trong lòng mạch được cải thiện, máu được thúc đẩy đến tim nhiều hơn, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân được đẩy lùi.

Ngoài đạp xe đạp, người bị suy giãn tĩnh mạch cũng có thể thực hiện động tại đạp xe ngay tại nhà. Với bài tập này, người bệnh chỉ cần nằm thoải mái trên giường hoặc sàn nhà, sau đó, nâng từng chân lên trên không và di chuyển theo chuyển động tròn như động tác đạp xe đạp.

>>> Đọc tiếp: Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

dap-xe-tren-khong-giam-suy-gian-tinh-mach
Động tác đạp xe trên không dễ dàng thực hiện tại nhà, hỗ trợ hệ tĩnh mạch đưa máu về tim

Tầm soát sớm suy giãn tĩnh mạch để có kế hoạch điều trị hiệu quả, ngăn diễn tiến bệnh qua các giai đoạn muộn, nguy hiểm. Để đặt lịch tầm soát, khám và tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch tại Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare), liên hệ ngay hotline 028 3535 2468 để được tư vấn chuyên sâu.

Chia sẻ

Đã copy link
3 môn thể thao tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch
Trong xã hội hiện đại, suy giãn tĩnh mạch trở thành căn bệnh phổ biến đến mức cứ 100 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Thế nhưng nghịch lý là đa số người mắc bệnh chủ quan xem nhẹ, thay vì có thể chữa dứt hoàn toàn thì họ lại sớm buông xuôi để mặc cho bệnh diễn tiến từ nhẹ thành nặng, từ không nguy hiểm thành nguy cơ đột tử.
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mới khởi phát (cấp độ C1) không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khiến người bệnh bứt rứt, tê mỏi, cảm giác đôi chân nặng nề. Thay vì chịu đựng sự khó chịu dai dẳng, giờ đây bạn có thể chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Tầm soát và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Trước đây, một phần do thiếu trang thiết bị tầm soát, một phần do sự chủ quan bỏ lơ giai đoạn khởi phát của bệnh nhân lẫn bác sĩ, dẫn đến rất nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch kéo dài nhiều năm và chuyển biến ngày càng nặng.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bác sĩ ơi, tôi mới được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu. Tôi hay đi bộ buổi sáng để tập thể, nhưng nghe mọi người nói đi bộ không tốt cho suy giãn tĩnh mạch. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bị loét bàn chân không lành, trị đâu cho đúng?
Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.