japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch

Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch

13/10/2022

Trong xã hội hiện đại, suy giãn tĩnh mạch trở thành căn bệnh phổ biến đến mức cứ 100 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Thế nhưng nghịch lý là đa số người mắc bệnh chủ quan xem nhẹ, thay vì có thể chữa dứt hoàn toàn thì họ lại sớm buông xuôi để mặc cho bệnh diễn tiến từ nhẹ thành nặng, từ không nguy hiểm thành nguy cơ đột tử.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

suy-gian-tinh-mach-chan
Nhiều người vẫn chủ quan cho rằng Suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm

Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn khởi phát (C1) không đe dọa tính mạng; chỉ gây mất thẩm mỹ vì mạch máu nổi ngoằn ngoèo ở chân; gây phiền toái ảnh hưởng tinh thần vì cảm giác tê mỏi, châm chích như kiến bò cứ kéo từ ngày này qua ngày khác.

Thay vì đến bệnh viện để được siêu âm, tầm soát chuyên sâu bởi bác sĩ chuyên môn thì phần lớn người bệnh lại chọn cách “sống chung với lũ”, tìm cách che giấu đôi chân xấu xí; bôi kem, đắp lá, chích lễ theo kinh nghiệm truyền miệng chưa được kiểm chứng y học.

Tình trạng này kéo dài nhiều năm, khiến suy giãn tĩnh mạch ngày càng nặng, gây nhiều hệ lụy về thẩm mỹ như nổi búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới da, da đổi màu loạn dưỡng, loét da không lành… Nguy hiểm hơn là biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu đe dọa trực tiếp sức khỏe, sinh mạng người bệnh.

suy-gian-tinh-mach-co-huyet-khoi-sau-bernard
Hình chụp thực tế bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch có hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới do Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare tiếp nhận trước điều trị

Các nghiên cứu y học chỉ ra: Hơn 30% người bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ tiến triển thành thuyên tắc phổi (pulmonary embolism). 70% trường hợp thuyên tắc phổi bị đột tử. Ngoài ra, huyết khối tĩnh mạch sâu còn gây ra hội chứng hậu huyết khối (post-thrombotic syndrome) gây biến chứng suy tĩnh mạch mạn tính rất khó điều trị triệt để.

Phân biệt các cấp độ nặng - nhẹ của Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch được chia làm 6 cấp độ, tương ứng 6 giai đoạn tiến triển của bệnh

  • Giai đoạn 1 (C1): Dưới da sẽ xuất hiện những gân xanh đỏ dạng mạng nhện (spider) có kích thước <1mm hoặc dạng lưới (reticular) có kích thước 1-3mm… C1 là giai đoạn khởi phát, được đánh giá là cấp độ nhẹ của Suy giãn tĩnh mạch, có thể điều trị dứt điểm 100%, không cần can thiệp phẫu thuật, ít tốn kém.
  • Giai đoạn 2 (C2): Các tĩnh mạch giãn trên 3mm, búi ngoằn ngoèo (varicose vein). Từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng. Theo nhiều nghiên cứu, trung bình mất khoảng 2-10 năm để suy giãn tĩnh mạch C1 tiến triển sang giai đoạn C2. Từ C2 trở đi đã được xem là giai đoạn muộn, bệnh đã nặng cần can thiệp bởi các phương pháp điều trị phức tạp hơn, tốn chi phí và thời gian hơn. Cũng từ C2, huyết khối có nguy cơ hình thành trong lòng tĩnh mạch, gây biến chứng nguy hiểm.
  • Giai đoạn 3 (C3): Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đi đứng nhiều hoặc vào chiều tối.
  • Giai đoạn 4 (C4): Da vùng cẳng chân đổi màu sậm kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.
  • Giai đoạn 5 (C5): Xuất hiện các vết loét không lành.
  • Giai đoạn 6 (C6): Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu. Da sạm màu và phù
giai-doan-suy-gian-tinh-mach
Những giai đoạn tiến triển của bệnh tiến triển của bệnh lý Suy giãn tĩnh mạch

Điều trị suy giãn tĩnh mạch khi nào? Ở đâu?

Bác sĩ Mạch máu cho biết:

Phải đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu nổi gân xanh, hay xuất hiện triệu chứng tê mỏi chân thường xuyên. Vì một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn sang bệnh lý khác, nên việc người bệnh ý thức và chủ động đến bệnh viện, trung tâm chuyên sâu tĩnh mạch để thăm khám là rất quan trọng. Tại các đơn vị chuyên sâu uy tín, người bệnh sẽ được siêu âm tĩnh mạch, đánh giá huyết động học – đây là bước then chốt trong chẩn đoán lâm sàng và chiến lược điều trị.

ban-do-tinh-mach-chi-duoi-bernard
Bản đồ tĩnh mạch chi dưới sau khi siêu âm đánh giá huyết động để lên phác đồ điều trị

Cũng theo bác sĩ mạch máu, thời điểm vàng để chặn dứt suy giãn tĩnh mạch chính là giai đoạn khởi phát (C1). Phương pháp điều trị không xâm lấn, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả ở giai đoạn sớm là phương pháp tiêm xơ. Sau can thiệp, bệnh nhân duy trì mang vớ tĩnh mạch, chế độ tập thể dục, ăn uống phù hợp sẽ giúp suy giãn tĩnh mạch không tái phát.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đột tử
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (suy giãn tĩnh mạch chân) không đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng để lâu không điều trị, bệnh ví như “bom nổ chậm”, có thể dẫn đến biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, gây tắc mạch phổi (thuyên tắc phổi) – là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử.
Phát hiện sớm Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu
Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu là tình trạng tĩnh mạch đã suy giãn nhưng bị che khuất hoặc được bao xung quanh bởi nhiều mô mỡ, vì thế không có biểu hiện nổi gân xanh dưới da, không thể nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu của bệnh lại giống với khá nhiều bệnh khác nên không chỉ bệnh nhân mà nhiều bác sĩ cũng dễ chẩn đoán nhầm.
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mới khởi phát (cấp độ C1) không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khiến người bệnh bứt rứt, tê mỏi, cảm giác đôi chân nặng nề. Thay vì chịu đựng sự khó chịu dai dẳng, giờ đây bạn có thể chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Điểm danh những nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân
Bạn có biết tính chất nghề nghiệp của bạn có thể là yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy những nhóm nghề nghiệp nào có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch và làm gì để phòng ngừa bệnh lý nào khi làm các nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao? Hãy cùng Bernard Healthcare tìm hiểu trong bài dưới đây.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Thời gian điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp sóng cao tần RFA
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của đôi chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại e ngại về thời gian điều trị và phục hồi kéo dài, dẫn đến việc trì hoãn việc thăm khám và điều trị, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Thời gian hồi phục sau khi điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch là bao lâu?
Điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa dành cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch C2-C6. Phương pháp này được Hiệp hội Tĩnh mạch đánh giá cao nhờ vào tỉ lệ thành công lên đến 98%, giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.