japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Điểm danh những nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân

Điểm danh những nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân

03/06/2023

Bạn có biết tính chất nghề nghiệp của bạn có thể là yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy những nhóm nghề nghiệp nào có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch và làm gì để phòng ngừa bệnh lý nào khi làm các nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao? Hãy cùng Bernard Healthcare tìm hiểu trong bài dưới đây.

Tính chất nghề nghiệp nào dễ gây suy giãn tĩnh mạch chân?

Theo Houston Methodist Debakey Heart & Vascular Center, đặc thù nghề nghiệp là một trong 5 yếu tố có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Trong đó, những người làm các công việc có tính chất đứng nhiều có nguy cơ 65%, người làm các công việc ngồi nhiều có nguy cơ 29% và chỉ có 6% người làm các công việc đi bộ thường xuyên có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.

nghe-nghiep-de-suy-gian-tinh-mach
Các công việc tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch có tính chất đứng và ngồi trong một thời gian dài

Đặc điểm chính liên quan đến công việc làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch là thiếu vận động, bao gồm các công việc đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Điều này là do việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài buộc các tĩnh mạch của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến tim.

Các nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Theo TheVeinInstitute, sau đây là 9 nhóm ngành nghề có nguy cơ cao dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân:

nhan-vien
Bác sĩ và nhân viên y tế là nhóm nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân
  1. Bác sĩ, nhân viên y tế

Các bác sĩ đứng nhiều tiếng đồng hồ thực hiện các ca phẫu thuật hay ngồi khám trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

  1. Công nhân nhà máy

Công nhân nhà máy phải đứng hoặc ngồi liên tục suốt ca làm khiến chân bị phù nề, tê bì và dễ bị suy giãn tĩnh mạch

  1. Nhân viên thu ngân và bán lẻ

Nhân viên thu ngân và nhân viên bán lẻ tương đối ít đi lại, đứng nhiều trong thời gian làm việc, nữ nhân viên bán hàng thường xuyên mang giày cao gót nên đều dễ bị suy giãn tĩnh mạch

  1. Nhà tạo mẫu tóc

Nhà tạo mẫu tóc đứng vài giờ khi làm tóc cho khách hàng gây áp lực lên tĩnh mạch chân

  1. Nhân viên nhà hàng

Đầu bếp hay nhân viên phục vụ phải giữ tư thế đứng trong thời gian dài, đầu bếp còn làm trong môi trường nhiều hơi nóng cũng làm tĩnh mạch bị giãn, gây suy giãn tĩnh mạch

  1. Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không phải đứng liên tục nhiều giờ trong các chuyến bay, mang giày cao gót thường xuyên đều gây áp lực lên tĩnh mạch chân, dễ bị suy giãn tĩnh mạch.

  1. Giáo viên

Giáo viên đứng giảng bài và ngồi chấm bài trong nhiều giờ buộc các tĩnh mạch phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến tim, làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

  1. Nhân viên văn phòng và lĩnh vực máy tính

Nhân viên văn phòng và lĩnh vực máy tính ngồi liên tục nhiều giờ trước máy tính, thói quen ngồi vắt chéo chân, mang giày cao gót đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

  1. Tài xế

Tài xế lái xe chạy đường hay hay taxi nội thành đều ngồi liệu tục nhiều giờ, tư thế này tạo thêm áp lực lên mặt sau của đùi, khiến máu khó lưu thông qua khu vực đùi.

tai-xe-lai-xe
Tài xế lái xe phải ngồi nhiều giờ trên xe mỗi ngày nên có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân

Làm gì để giảm nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch do tính chất nghề nghiệp?

Đặc thù công việc là yếu tố khó để khắc phục bởi đó là những yêu cầu, đặc điểm gắn liền với nghề nghiệp của mỗi người. Nếu công việc của bạn yêu cầu bạn phải đứng hoặc ngồi cả ngày, có một số điều bạn có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe tĩnh mạch và hạn chế nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân:

  • Hạn chế ngồi vắt chéo chân​
  • Di chuyển/vận động bất cứ khi nào có thể ​trong thời gian làm việc
  • Luyện tập những môn thể thao đều đặn giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp…​
  • Duy trì, kiểm soát cân nặng cân đối bằng cách: thường xuyên tập luyện thể dục, chế độ ăn lành mạnh​
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho tĩnh mạch vào chế độ ăn hàng ngày
  • Kê cao chân khi nghỉ ngơi, ngủ​
  • Nếu công việc yêu cầu đứng lâu, hãy chọn mang những đôi giày bệt thay vì giày cao gót
  • Thay đổi thói quen ăn mặc: mặc đồ thoáng hơn, không đi giày cao gót quá cao​
  • Mang vớ tĩnnh mạch để cải thiện tuần hoàn và giữ cho máu không bị dồn lại trong tĩnh mạch chân
vo-tinh-mach
Mang vớ tĩnh mạch giúp cải thiện tuần hoàn là một biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Đặc biệt, cần nắm rõ các triệu chứng của Suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu như: tê mỏi, nặng chân về chiều, đau nhức, cảm giác châm chích hoặc căng cứng ở bắp chân… để thăm khám và điều trị sớm. Theo dõi thường xuyên đôi chân mình và tầm soát sớm ngay từ những giai đoạn đầu để tăng cơ hội điều trị dứt điểm.​ Liên hệ hotline 028 3535 2468 để đặt lịch tư vấn và tầm soát suy giãn tĩnh mạch chi dưới, trực tiếp siêu âm tĩnh mạch bởi bác sĩ mạch máu Bernard Healthcare nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ.

Chia sẻ

Đã copy link
Điểm danh những nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch
Hãy cùng kiểm chứng các thông tin phổ biến trên mạng xã hội về suy giãn tĩnh mạch với sự giải đáp, tư vấn Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Những phương pháp điều trị mới nhất cho suy giãn tĩnh mạch
Yếu tố tiên quyết trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là Tầm soát sớm, điều trị sớm ngay từ giai đoạn C1 sẽ có cơ hội chặn dứt hoàn toàn bệnh lý, đồng thời điều trị thẩm mỹ đạt hiệu quả tối ưu.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Những triệu chứng tiềm ẩn của loét bàn chân đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý!
Loét bàn chân đái tháo đường là một biến chứng ngày càng phổ biến ở người có bệnh lý tiểu đường hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) vẫn chưa được hướng dẫn cách tự chăm sóc và phòng ngừa biến chứng này.
Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch
Trong xã hội hiện đại, suy giãn tĩnh mạch trở thành căn bệnh phổ biến đến mức cứ 100 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Thế nhưng nghịch lý là đa số người mắc bệnh chủ quan xem nhẹ, thay vì có thể chữa dứt hoàn toàn thì họ lại sớm buông xuôi để mặc cho bệnh diễn tiến từ nhẹ thành nặng, từ không nguy hiểm thành nguy cơ đột tử.
Chỉ 30 phút Laser – Điều trị dứt điểm chân nặng mỏi, nổi gân vì suy giãn tĩnh mạch
98% giãn tĩnh mạch mạng nhện C1 (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện, mạng lưới) và giãn tĩnh mach dạng búi C2 (chân nổi búi gân gồ ghề có đường kính >3mm) có thể điều trị triệt để bằng phương pháp Laser nội mạch và tiêm xơ tạo bọt thẩm mỹ tại Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard.