japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch

Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch

21/09/2022

Hãy cùng kiểm chứng các thông tin phổ biến trên mạng xã hội về suy giãn tĩnh mạch với sự giải đáp, tư vấn Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare.

“Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi”

“Suy giãn tĩnh mạch chân tuyệt đối không được đi bộ, ngâm chân với nóng sẽ giảm đau nhức”

“Suy giãn tĩnh mạch chỉ cần bôi thuốc và ngâm chân là khỏi hoàn toàn, cần chi siêu âm này nọ cho phức tạp”

Trên đây chỉ là số ít trong rất nhiều những quan niệm, cách phòng và trị suy giãn tĩnh mạch sai lầm nhưng vẫn có rất nhiều người tin và áp dụng, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch trở nên phức tạp, kéo dài, tốn kém chi phí.

1. Suy giãn tĩnh mạch có thể chữa khỏi không?

Đây là câu hỏi khá phổ biến nhưng phần lớn mọi người cho rằng suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi. Người bệnh chấp nhận sống chung với những triệu chứng khó chịu, đau nhức, sưng phù, nổi gân xanh. Thậm chí khi bệnh có biểu hiện nặng hơn vẫn nghĩ là “điều hiển nhiên”.

Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên - Chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare cho biết: 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (suy giãn tĩnh mạch chân) có thể chữa khỏi hoàn toàn ngay từ giai đoạn sớm (C1) nếu được tầm soát sớm, chẩn đoán lâm sàng chính xác, điều trị đúng phương pháp.

2. Suy giãn tĩnh mạch chỉ người già mới bị

Lão hóa chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch. Thực tế, theo thống kê, có đến 36% người trong độ tuổi lao động bị suy giãn tĩnh mạch do thói quen đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động, do thừa cân hoặc ở phụ nữ là do nội tiết tố, mang thai, mang giày cao gót thường xuyên dẫn đến tăng áp lực đè lên đôi chân.

3. Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Nhiều bệnh nhân băn khoăn có nên dừng đi bộ, tập thể dục khi bị suy giãn tĩnh mạch? Bởi theo họ, vận động có thể khiến máu dồn xuống chân, gây sưng phù, đau mỏi nhiều hơn và có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch..

Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên giải đáp:

Khi đi bộ, các cơ chân co thắt, ép vào các tĩnh mạch sâu, giúp máu được đẩy về tim tốt hơn, giảm tải tình trạng ứ đọng ở tĩnh mạch nông, giảm bớt triệu chứng đau nhức chân. Vì thế, người bị suy giãn tĩnh mạch ở mọi cấp độ vẫn nên duy trì đi bộ tập thể dục với tốc độ và cự ly vừa sức.

4. Dùng nhiệt để giảm đau do suy giãn tĩnh mạch

Theo phương pháp dân gian khi bị đau nhức thì xoa bóp bằng dầu nóng, hoặc ngâm chân vào nước nóng. Bs. Kiên cho biết đây là một trong những quan niệm cực kỳ tai hại để điều trị suy giãn tĩnh mạch. Khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở, khiến các van tĩnh mạch bị hở càng hở hơn, máu chảy ngược nhiều hơn, điều này chỉ làm cho tình trạng máu ứ đọng thêm đọng ứ, chân càng sưng phù, đau nhức chứ không hề thuyên giảm. Áp dụng phương pháp sai lầm này lâu ngày có thể gây viêm tắc mạch máu.

5. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chỉ cần bôi thuốc sẽ khỏi

Không ít người bị suy giãn tĩnh mạch chân, tự bắt bệnh và tự mua thuốc giảm đau, kháng viêm để tự điều trị tại nhà thay vì thăm khám tại các bệnh viện, trung tâm chuyên sâu uy tín. Cũng có rất nhiều người tin vào quảng cáo bóng bẩy của một số loại thuốc bôi ngoài da không rõ nguồn gốc, hiệu quả lâm sàng chưa được kiểm chứng.

Thuốc bôi ngoài da không có tác dụng nhiều trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Chẩn đoán đúng giai đoạn, đúng nguyên nhân mới điều trị hiệu quả. Phương pháp điều trị cũng khác nhau tùy theo giai đoạn lâm sàng. – Bs. Kiên cho biết.

6. Chích lễ chữa suy giãn tĩnh mạch

Chích lễ là phương pháp chích hoặc rạch một đường nhỏ trên các mạch máu để nặn máu và kích thích máu lưu thông bằng cách nặn, ép.

Đây là phương pháp điều trị sai và nguy hiểm. Không chỉ không có hiệu quả chữa trị suy giãn tĩnh mạch mà còn khiến bệnh tình diễn tiến nhanh hơn, nặng thêm, nguy cơ lở loét, nhiễm trùng từ vết cắt có thể gây viêm, tạo huyết khối tĩnh mạch, hoại tử.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những phương pháp điều trị mới nhất cho suy giãn tĩnh mạch
Yếu tố tiên quyết trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là Tầm soát sớm, điều trị sớm ngay từ giai đoạn C1 sẽ có cơ hội chặn dứt hoàn toàn bệnh lý, đồng thời điều trị thẩm mỹ đạt hiệu quả tối ưu.
Vai Trò Của Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Tầm Soát Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
BS.CKII Phan Duy Kiên - cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare cho biết Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, trong đó có bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (SGTM).
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Làm việc theo nhóm trong điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao
Ung thư là tập hợp của nhiều bệnh lý phức tạp nên cần được điều trị và chăm sóc theo nhóm đa mô thức và đa ngành để đạt hiệu quả cao hơn.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.