japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Phương pháp tầm soát Suy giãn tĩnh mạch tiên tiến hiện nay

Phương pháp tầm soát Suy giãn tĩnh mạch tiên tiến hiện nay

10/11/2022

“Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?” – Chuyên gia Mạch máu khẳng định: “Nguy hiểm! Nguy hiểm trước tiên chính là thái độ chủ quan, bỏ qua thời điểm vàng để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh trước khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng là huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi”.

Việt Nam hiện đã có hệ thống chuyên khoa đầu tư các thiết bị tiên tiến, tiêu chuẩn quốc tế giúp tầm soát sớm, chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, nhưng đây chỉ là “điều kiện đủ”, vẫn thiếu “điều kiện cần”, đó là “Cần người bệnh ý thức chủ động thăm khám tầm soát”.

tam-soat-suy-gian-tinh-mach-bernard
Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
bien-chung-thuyen-tac-phoi-bernard
Biến chứng Thuyên tắc phổi

Những ai nên tầm soát suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn sớm (C1) có thể có những triệu chứng dễ nhận biết nhưng cũng dễ nhầm lẫn với bệnh thoái hóa cơ xương khớp như tê mỏi, sưng phù chân, chuột rút vào ban đêm… Một số người bị nổi gân xanh hoặc màu tím đỏ ở chân. Một số khác lại không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết rõ ràng nào mà y học gọi là suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu.

Chuyên gia khuyên những người thuộc nhóm yếu tố nguy cơ cao của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nên chủ động tầm soát sớm để kịp thời phát hiện và ngăn chặn bệnh tiến triển nếu có.

Nên tầm soát bệnh lý mạch máu tĩnh mạch ở đâu?

Tại Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard, bệnh nhân sẽ được tầm soát bởi những thiết bị hiện đại nhất hiện nay kết hợp với thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên sâu về mạch máu, phối hợp đa chuyên khoa.

1. Khám lâm sàng

Các bác sĩ chuyên sâu về Mạch máu sẽ khám và đánh giá:

+ Quan sát tình trạng dinh dưỡng da, vị trí, hình thái của các tĩnh mạch giãn

+ Sờ nắn dọc đường đi tĩnh mạch, đánh giá mức độ của các tĩnh mạch giãn, các búi tĩnh mạch, đánh giá tình trạng viêm tắc tĩnh mạch sâu.

+ Thực hiện các nghiệm pháp đánh giá sự suy van tĩnh mạch nông, van tĩnh mạch xuyên, chức năng tuần hoàn hệ tĩnh mạch sâu.

2. Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler là cận lâm sàng đầu tiên được chỉ định để tầm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới do đây là phương pháp không xâm lấn, đánh giá được huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới.

Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard được trang bị máy siêu âm hiện đại với đầu dò mạch máu tiêu chuẩn, giúp đánh giá nhanh và chính xác:

+ Khảo sát 2D: xác định vị trí, hình dáng hệ tĩnh mạch chi dưới, đo kích thước tĩnh mạch tại từng vị trí, từ đó xây dựng lược đồ hệ tĩnh mạch chân. Siêu âm đánh giá vị trí, kích thước huyết khối tĩnh mạch chi dưới, góp phần cho việc điều trị hiệu quả hơn.

+ Siêu âm Doppler màu, xung: tìm dòng trào ngược tự nhiên, hoặc thông qua các nghiệm pháp đặc hiệu được thực hiện trong quá trình siêu âm. Dấu hiệu xuất hiện dòng trào ngược trên siêu âm là tiêu chuẩn chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới.

ky-thuat-sieu-am-tu-the-dung-bernard
Kỹ thuật siêu âm đánh giá huyết động tĩnh mạch chi dưới ở tư thế đứng
dong-trao-nguoc-phat-hien-tren-sieu-am
Dòng trào ngược được phát hiện trên siêu âm

3. Đo áp lực tĩnh mạch chi dưới bằng tia hồng ngoại (Photoplethysmography)

Đây là kỹ thuật mới và hiện đại trong chẩn đoán bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Kỹ thuật này sử dụng phản xạ của ánh sáng hồng ngoại trên da để đánh giá áp lực tĩnh mạch. Thông thường, muốn đo áp lực tĩnh mạch, chúng ta phải đâm kim vào lòng tĩnh mạch và nối với hệ thống máy đo áp lực. Nhưng với phương pháp hiện đại này, bệnh nhân không cần phải đâm kim, do đó sẽ không gây đau và biến chứng.

Thiết bị đo sẽ chiếu những ánh sáng hồng ngoại vào trong da. Một số ánh sáng đó sẽ được phản chiếu lại từ máu trong mao mạch. Càng nhiều máu trong mao mạch, càng nhiều ánh sáng được phản chiếu lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng ánh sáng phản chiếu lại sẽ tỉ lệ thuận với áp lực trong các tĩnh mạch.

Do đó, kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đặc biệt, kỹ thuật này có thể đánh giá được sự thay đổi ở những bệnh nhân giãn tĩnh mạch ẩn giấu.

Tại Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard, bệnh nhân sẽ được kiểm tra bằng phương pháp Đo áp lực đồ tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, giúp phát hiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch từ giai đoạn ẩn giấu, hỗ trợ việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

ky-thuat-do-ap-luc-tinh-mach-bernard
Kỹ thuật đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại

Tầm soát, phát hiện sớm – Chìa khóa vàng để khóa chặn suy giãn tĩnh mạch

Trước đây, một phần do thiếu trang thiết bị tầm soát, một phần do sự chủ quan bỏ lơ giai đoạn khởi phát của bệnh nhân lẫn bác sĩ, dẫn đến rất nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch kéo dài nhiều năm và chuyển biến ngày càng nặng.

Hiện Việt Nam đã có các Hệ thống chuyên sâu tĩnh mạch, có đội ngũ bác sĩ giỏi được đào tạo chuyên môn quốc tế, đủ điều kiện để có thể chữa trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch, giúp giảm tỉ lệ bệnh và chi phí điều trị. Tuy nhiên, yếu tố “cần” đầu tiên là ý thức của người bệnh, tầm soát, phát hiện sớm để khóa chặn suy giãn tĩnh mạch.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare định hướng tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát, phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Phương pháp tầm soát Suy giãn tĩnh mạch tiên tiến hiện nay

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch
Trong xã hội hiện đại, suy giãn tĩnh mạch trở thành căn bệnh phổ biến đến mức cứ 100 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Thế nhưng nghịch lý là đa số người mắc bệnh chủ quan xem nhẹ, thay vì có thể chữa dứt hoàn toàn thì họ lại sớm buông xuôi để mặc cho bệnh diễn tiến từ nhẹ thành nặng, từ không nguy hiểm thành nguy cơ đột tử.
Chữa lành loét do SUY GIÃN TĨNH MẠCH chi dưới 38 năm
Bệnh nhân nam, 83 tuổi, đã chịu đựng cảm giác nặng mỏi, chân có vết loét lâu không lành, nổi búi to suốt 38 năm. Cùng theo dõi kết quả và những chia sẻ trực tiếp của bệnh nhân sau khi điều trị thành công tại Bernard.
Chỉ 30 phút Laser – Điều trị dứt điểm chân nặng mỏi, nổi gân vì suy giãn tĩnh mạch
98% giãn tĩnh mạch mạng nhện C1 (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện, mạng lưới) và giãn tĩnh mach dạng búi C2 (chân nổi búi gân gồ ghề có đường kính >3mm) có thể điều trị triệt để bằng phương pháp Laser nội mạch và tiêm xơ tạo bọt thẩm mỹ tại Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard.
Tầm soát và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Trước đây, một phần do thiếu trang thiết bị tầm soát, một phần do sự chủ quan bỏ lơ giai đoạn khởi phát của bệnh nhân lẫn bác sĩ, dẫn đến rất nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch kéo dài nhiều năm và chuyển biến ngày càng nặng.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Tầm soát ung thư gan: Phương pháp, quy trình và địa điểm uy tín
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Quang Trung - Chuyên khoa Nội Tổng Quát; Bác sĩ phụ trách Trung tâm Nội soi tiêu hóa Bernard Healthcare.
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những điều cần biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Minh Nguyệt - Chuyên khoa Nội tổng quát Bernard Healthcare.