japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đột tử

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đột tử

07/10/2022

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (suy giãn tĩnh mạch chân) không đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng để lâu không điều trị, bệnh ví như “bom nổ chậm”, có thể dẫn đến biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, gây tắc mạch phổi (thuyên tắc phổi) – là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử.

Huyết khối hình thành trong lòng tĩnh mạch bị suy giãn

Huyết khối tĩnh mạch hình thành từ ba yếu tố: ứ trệ tuần hoàn, tăng đông máu và tổn thương nội mạc tĩnh mạch.

suy-gian-tinh-mach
Huyết khối tĩnh mạch có thể hình thành trong lòng tĩnh mạch bị suy giãn

Tĩnh mạch khi bị suy giãn, van tĩnh mạch bị hỏng khiến máu kém oxy thay vì được bơm đẩy từ chi dưới về tim để tái tuần hoàn, thì lại trào ngược, dồn ứ ở chân, tăng thêm áp lực lên thành tĩnh mạch vốn đã bị tổn thương. Trong trường hợp thành tĩnh mạch vỡ gây xuất huyết dưới da, tiểu cầu trong máu sẽ làm nhiệm vụ kết tụ lại tại vị trí thành mạch bị thương, tạo thành cục máu đông (huyết khối) để lấp đầy và bịt kín vết thương. Nếu có một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch thì huyết khối đó sẽ tạo ra phản ứng viêm, kích thích tĩnh mạch sinh ra thêm nhiều huyết khối khác.

Huyết khối tĩnh mạch sâu còn xuất phát từ nguyên nhân máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch do không cử động trong thời gian dài, thường gặp ở những bệnh nhân phải nằm trên giường lâu do phẫu thuật; bị liệt chi dưới; người bị rối loạn đông máu…

Dấu hiệu nhận biết huyết khối tĩnh mạch sâu

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu là chân sưng to, căng hơn chân còn lại. Nếu vị trí huyết khối tĩnh mạch sâu nằm ở tĩnh mạch đùi khoeo thường sẽ căng, sưng cẳng chân. Nếu huyết khối tĩnh mạch sâu lan đến tĩnh mạch chậu đùi sẽ làm cho toàn bộ đùi và cẳng chân sưng.

huyet-khoi-tinh-mach-bernard
Hình chụp thực tế một trường hợp suy giãn tĩnh mạch có hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu cũng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng liên quan đến vận động thể thao như sưng nề, bầm tím không rõ nguyên nhân, chân tay hay bị chuột rút…

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có dấu hiệu lâm sàng tương tự Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới như tắc mạch bạch huyết, hội chứng thận hư, suy tim, xơ gan…

Huyết khối tĩnh mạch sâu – Sát thủ thầm lặng

Sau nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não thì thuyên tắc phổi sau huyết khối tĩnh mạch sâu là nguyên nhân đột tử xếp thứ ba, cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 đến 600.000 người Mỹ mỗi năm, cao hơn cả số ca tử vong do bệnh AIDS, ung thư vú và tai nạn giao thông cộng lại.

Các nghiên cứu y học cũng chỉ ra: Hơn 30% người bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ tiến triển thành thuyên tắc phổi (pulmonary embolism). 70% trường hợp thuyên tắc phổi bị đột tử. Ngoài ra, huyết khối tĩnh mạch sâu còn gây ra hội chứng hậu huyết khối (post-thrombotic syndrome) gây ra biến chứng suy tĩnh mạch mạn tính rất khó điều trị triệt để.

thuyen-tac-phoi-do-huyet-khoi-bernard
Thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đột tử

Tuy nhiên, bệnh lại có triệu chứng lâm sàng không điển hình, dễ nhầm lẫn với những nguyên nhân khác, các xét nghiệm sinh học không thể xác minh; cần được tầm soát bởi hệ thống chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao như siêu âm Doppler; cộng hưởng từ khuyếch tán xung (MRI); chụp tĩnh mạch số hóa xóa nền, chụp cắt lớp vi tính…

hinh-anh-sieu-am-huyet-khoi-bernard
Siêu âm Doppler giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác vị trí huyết khối tĩnh mạch sâu

Theo ThS. Bs. Lê Kim Cao – Đơn vị Mạch máu, Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare thì tầm soát sớm là chìa khóa để tìm ra và khóa chặn huyết khối di chuyển về phổi và tim. Vì thế hãy chủ động thăm khám tại các trung tâm chuyên sâu mạch máu uy tín ngay khi bạn nghi ngờ có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến suy giãn tĩnh mạch chân.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đột tử

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thêm ý nghĩa, trao yêu thương với Chương trình Tư vấn tầm soát ung thư vú ngày 20/10
Ngày 20/10, Bernard phối hợp cùng eDoctor tổ chức Healthtalk với chủ đề “Tư vấn tầm soát ung thư vú” tại Công ty Giao hàng nhanh, trụ sở TP.HCM.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có giống nhau?
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên 2 căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều có sự khác biệt về vị trí tổn thương hay biểu hiện cũng có sự khác nhau.
Tuyên bố về bảo vệ dữ liệu cá nhân (căn cứ nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân)
Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Bernard 1 (Việt Nam) (“Bernard Healthcare” hoặc “Công Ty”) luôn xem trọng việc bảo vệ dữ liệu cá nhân khi thu thập và sử dụng Dữ Liệu Cá Nhân (như được định nghĩa dưới đây). Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân sau đây (“Chính sách”) nhằm mục đích thông báo về quyền đối với chủ thể dữ liệu, cách Bernard Healthcare xử lý Dữ Liệu Cá Nhân và lý do cần thu thập Dữ Liệu Cá Nhân để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của Bernard Healthcare hoặc tuân thủ theo các yêu cầu luật định hoặc quy định trong hợp đồng. Bernard Healthcare có thể thay đổi Chính sách này theo thời gian và phiên bản Chính sách được hiển thị trên Trang Web sẽ là phiên bản được cập nhật gần nhất.
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.
Đột quỵ dễ “ghé thăm” người mất ngủ
Mất ngủ được hiểu là mất ngủ hoàn toàn, hoặc ngủ ít (chỉ từ 1-3 giờ mỗi ngày), ngủ không sâu, hay mộng mị, bị thức giấc hoặc khi thức giấc rất khó để ngủ lại… Mỗi năm, có khoảng 30 - 45% người lớn bị mất ngủ. Mất ngủ làm suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và là nguyên nhân khiến ta đến gần hơn với nguy cơ đột quỵ hơn.