japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch

Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch

17/11/2022

Suy giãn tĩnh mạch chân khi mới khởi phát (cấp độ C1) không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khiến người bệnh bứt rứt, tê mỏi, cảm giác đôi chân nặng nề. Thay vì chịu đựng sự khó chịu dai dẳng, giờ đây bạn có thể chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch mà không cần can thiệp phẫu thuật.

dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-bernard
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch chi dưới mà không cần phẫu thuật

Điều trị suy giãn tĩnh mạch càng sớm, tỉ lệ chữa khỏi càng cao

BS.CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu cho biết: Ở giai đoạn C1, tĩnh mạch chưa giãn nhiều, chưa xảy ra tình trạng viêm loét, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp:

+ Điều trị nội khoa: vật lý trị liệu, dùng vớ y khoa hỗ trợ chức năng tĩnh mạch

+ Điều trị thẩm mỹ, ít xâm lấn bằng phương pháp tiêm xơ tạo bọt loại bỏ các tĩnh mạch đã hỏng chức năng

Ngoài ra, bệnh nhân còn được khuyến cáo thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động, kiểm soát cân nặng… Bs. Kiên khẳng định: Điều trị suy giãn tĩnh mạch càng sớm, sức khỏe đôi chân càng có cơ hội phục hồi trên 90%, thậm chí là hoàn toàn, lại đảm bảo thẩm mỹ, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn so với việc bệnh nhân chịu đựng bứt rứt kéo dài nhiều năm và tự ý dùng thuốc giảm đau, kem bôi “lặn gân máu” không rõ nguồn gốc.

tu-y-boi-kem-suy-gian-tinh-mach-bernard
Tự ý dùng thuốc, kem bôi không rõ nguồn gốc có thể gây ra tác hại khôn lường

Suy giãn tĩnh mạch dễ tái phát

Suy giãn tĩnh mạch được xếp vào nhóm bệnh mạn tính, tuy có thể điều trị dứt điểm nhưng phải có quá trình, cần bệnh nhân tuân thủ phác đồ, không bỏ ngang.

Chuyên gia Mạch máu cho biết tỉ lệ tái phát suy giãn tĩnh mạch chi dưới khá cao, khoảng 20 - 30%, do hai nguyên nhân chính:

+ Thứ nhất: Ý thức của người bệnh. Khi thấy các triệu chứng thuyên giảm, các đường gân đã lặn sau khi được tiêm xơ tĩnh mạch, nhiều bệnh nhân có xu hướng bỏ ngang, tự ý ngưng điều trị, không duy trì mang vớ y khoa, không thay đổi thói quen vận động, ăn uống… Sau một thời gian, tĩnh mạch lại tái suy giãn và thường có triệu chứng nặng hơn và diễn tiến nhanh hơn.

+ Thứ hai: Cơ chế tự nhiên, cơ thể tái sinh tĩnh mạch mới, thường gặp ở các trường hợp đã từng phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị suy giãn.

Trước đây để điều trị suy giãn tĩnh mạch phải mổ, gây mê – phương pháp xâm lấn này gây mất máu, đau đớn, để lại sẹo xấu, nguy cơ biến chứng hậu phẫu, thời gian hồi phục kéo dài. Tuy nhiên, hiện nay, tại Đơn vị Mạch máu và Điều trị suy giãn tĩnh mạch Bernard đã áp dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp thẩm mỹ, can thiệp nội mạch ít xâm lấn như: tiêm xơ tạo bọt; điều trị bằng laser; sóng cao tần (RFA); keo sinh học… không cần gây mê, không đau, không gây sẹo xấu, không mất thời gian nghỉ dưỡng, có thể sinh hoạt bình thường ngay sau thủ thuật. Các phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm lấn vừa giúp bảo toàn tĩnh mạch hiển, vừa giảm tỉ lệ tái phát ở mức thấp nhất.

suy-gian-tinh-mach-bernard
Điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, an toàn không cần phẫu thuật

5 lưu ý để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có thể phòng ngừa và cải thiện nếu bạn chủ động thực hiện đều đặn 5 lưu ý dưới đây theo lời khuyên của Ths.Bs. Lê Kim Cao – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

Hạn chế muối, ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả; ngũ cốc… Nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ ngày. Cần tránh các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá.

  1. Tăng cường vận động

Vận động thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn; tăng thể lực. Với người chưa có dấu hiệu giãn tĩnh mạch, bạn nên vận động vừa sức từ 30 phút – 1 tiếng hàng ngày; chơi nhiều môn thể thao. Với người đã bị giãn tĩnh mạch cần được tập vật lý trị liệu; yoga hoặc bơi lội để giảm áp lực lên tĩnh mạch.

  1. Kiểm soát cân nặng

Thừa cân khiến đôi chân phải chịu áp lực lớn, máu khó lưu thông hơn và trở thành yếu tố gây giãn tĩnh mạch. Đối với phụ nữ mang thai cũng cần kiểm soát cân nặng để giảm mức độ giãn tĩnh mạch.

  1. Không ngồi/đứng quá lâu

Những người phải đứng hoặc ngồi quá lâu cần thay đổi tư thế, vận động nhẹ sau mỗi 1 – 2 tiếng. Có thể thực hiện co duỗi chân, vươn vai, đi bộ qua lại khoảng 10 – 15 phút để kích thích lưu thông máu.

  1. Tầm soát suy giãn tĩnh mạch định kỳ

Nếu có cảm giác tê mỏi chân thường xuyên, phải thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với những người đã từng hoặc đang bị suy giãn tĩnh mạch cần tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, duy trì mang vớ y khoa (nhất là vào buổi sáng), tái khám đúng hẹn.

Suy giãn tĩnh mạch càng để lâu, bệnh tiến triển đến các giai đoạn muộn sẽ khó điều trị và tốn kém. Thời gian sống cùng suy giãn tĩnh mạch cũng khiến bệnh nhân bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống.

doi-chan-khoe-manh-bernard
Đôi chân khỏe mạnh sẽ giúp bạn tiến xa

Là một trong những Hệ thống y khoa chuyên sâu tĩnh mạch với các bác sĩ đầu ngành, Bernard tư vấn điều trị giúp bệnh nhân được tầm soát sớm ngay khi có triệu chứng, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh để có phác đồ điều trị chuẩn, ưu tiên điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí. Sau điều trị, Bernard cam kết giữ kết nối giữa bệnh nhân và bác sĩ để theo dõi, tư vấn, chỉ định và nhắc lịch tái khám, nhằm giảm tối thiểu nguy cơ tái phát suy giãn tĩnh mạch.

Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và năng động hơn khi không còn những bứt rứt hàng ngày do suy giãn tĩnh mạch. Liên hệ ngay để được bác sĩ tư vấn bệnh miễn phí và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những phương pháp điều trị mới nhất cho suy giãn tĩnh mạch
Yếu tố tiên quyết trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là Tầm soát sớm, điều trị sớm ngay từ giai đoạn C1 sẽ có cơ hội chặn dứt hoàn toàn bệnh lý, đồng thời điều trị thẩm mỹ đạt hiệu quả tối ưu.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Chỉ 30 phút Laser – Điều trị dứt điểm chân nặng mỏi, nổi gân vì suy giãn tĩnh mạch
98% giãn tĩnh mạch mạng nhện C1 (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện, mạng lưới) và giãn tĩnh mach dạng búi C2 (chân nổi búi gân gồ ghề có đường kính >3mm) có thể điều trị triệt để bằng phương pháp Laser nội mạch và tiêm xơ tạo bọt thẩm mỹ tại Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard.
Phương pháp tầm soát Suy giãn tĩnh mạch tiên tiến hiện nay
“Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?” – Chuyên gia Mạch máu khẳng định: “Nguy hiểm! Nguy hiểm trước tiên chính là thái độ chủ quan, bỏ qua thời điểm vàng để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh trước khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng là huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi”.
Vì sao điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cần có sự can thiệp của bác sĩ mạch máu
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng các tĩnh mạch ngay vị trí chân bị giãn to, ngoằn ngoèo. Tuy thường được xem là bệnh lý thẩm mỹ, suy giãn tĩnh mạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Vì sao suy giãn tĩnh mạch tái phát sau điều trị?
Theo nghiên cứu mới nhất của NIH National Library of Medicine, tỷ lệ người bệnh điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng các phương pháp phẫu thuật truyền thống có nguy cơ tái phát sau một năm điều trị là 25-30%, và con số này còn có xu hướng gia tăng đáng kể sau 5 năm trở lên. Bên cạnh những ảnh hưởng từ phương pháp điều trị thì có rất nhiều nguyên nhân khách quan khiến cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch tái phát sau điều trị.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​