Một số nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng để “nhận biết suy giãn tĩnh mạch, chủ động phòng và điều trị sớm nếu mắc phải – hiện vẫn chưa được nhận thức đúng và đủ” – Bs CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare nhận định và chia sẻ ở góc độ chuyên môn.
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai
Theo thống kê, trong những ca giãn tĩnh mạch ở nữ, chỉ có 10% phụ nữ chưa mang thai bị giãn tĩnh mạch, 90% còn lại được phát hiện ở những phụ nữ đã từng sinh nở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai, tựu trung ở hai yếu tố:
- Sức ép lên tĩnh mạch chân: do gia tăng hóc-môn progesterone; do mang đa thai, tăng cân nhanh và nhiều… gây áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến thành tĩnh mạch giãn, van tĩnh mạch hoạt động quá đến mức suy yếu, rối loạn chức năng khiến xảy ra dòng trào ngược trong tĩnh mạch.
- Ngồi hoặc nằm quá lâu trong thời gian mang thai: Ở trường hợp thai phụ bị buộc hạn chế đi lại, phải nằm lâu, hoặc do tính chất công việc phải thường xuyên đứng hay ngồi một tư thế… khiến máu lưu thông kém, dồn ứ ở chân cũng dễ gây ra bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Bs CKII. Phan Duy Kiên nhấn mạnh: “Phụ nữ sinh nở nhiều lần và sinh liên tiếp thì nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch rất cao.”
Thai phụ có thể nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách quan sát xem chân mình có nổi những đường gân ngoằn ngoèo màu xanh, đỏ hoặc tím hay không? Chân có hay bị mỏi, nặng nề, ngứa châm chích bứt rứt khó chịu hay không? Các triệu chứng này thường nặng hơn vào chiều tối hoặc sau khi đi bộ nhiều.
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân thường được hoãn đến sau khi sinh xong. Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, những trường hợp hình thành cục máu đông (huyết khối) ở bề mặt da sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, cần được chữa trị sớm bằng các biện pháp giảm nhẹ. Khi sản phụ nhận thấy các cơn đau, chân sưng phù, nhiễm trùng ở khu vực nổi gân xanh… thì nên thăm khám bác sĩ chuyên môn uy tín ngay lập tức.
Ở góc độ thẩm mỹ, nếu bị suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai, người mẹ sẽ dễ rơi vào tình trạng tự ti, mặc cảm. Cộng với những yếu tố như cân nặng tăng, tóc rụng, rạn da, bụng lớn… sau sinh dễ khiến chị em phụ nữ căng thẳng, dễ dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng xấu việc chăm sóc con, đe dọa sự an toàn của mẹ và con, cũng như hạnh phúc gia đình. Lúc này, người chồng cần động viên và đưa vợ đến các trung tâm y khoa chuyên sâu để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Ngược lại, cũng có nhiều người sau khi sinh con không màng đến ngoại hình và sức khỏe bản thân, bỏ lơ việc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu không nguy hiểm, dễ điều trị, chi phí thấp – nhưng nếu chủ quan, bỏ mặc bệnh diễn tiến sang giai đoạn nặng sẽ kéo theo nhiều biến chứng khó điều trị như viêm loét, loạn dưỡng da; biến chứng ẩn giấu khó phát hiện nhưng hết sức nguy hiểm là thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến đột tử.
Cách phòng và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai trước và sau sinh
Trong quá trình mang thai, chị em phụ nữ tránh ngồi bắt chéo chân, không ngồi hoặc đứng quá lâu, nên di chuyển nhẹ nhàng và duy trì các bài tập thể dục phù hợp. Khi ngủ, nên nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực lưu thông máu từ chân lên tim. Lúc ngồi làm việc, có thể kê chân trên ghế nhỏ, bục thấp khoảng dưới 20cm để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
Giai đoạn mang thai, nếu chẳng may bị suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể đến Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard để thăm khám, tùy tình trạng, Bác sĩ Mạch máu - Bernard Healthcare có thể chỉ định áp dụng biện pháp mang vớ tĩnh mạch. Bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị hay phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Ở giai đoạn sau khi sinh, nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai không cải thiện nhiều, bạn nên sớm thăm khám tại các trung tâm chuyên sâu, bệnh viện uy tín để được siêu âm chẩn đoán tình trạng bệnh, dùng thuốc theo chỉ dẫn hoặc được điều trị bằng phương pháp tiêm xơ, keo sinh học, laser nội mạch… Đây là những phương pháp điều trị ít xâm lấn, tiên tiến chuẩn quốc tế mà Bernard là một trong số ít các hệ thống chuyên sâu tĩnh mạch tại Việt Nam tiên phong ứng dụng.
>>> Đọc tiếp: Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới gấp 3 lần
ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE
Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu.
Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.
HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!