japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới

27/08/2022

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là Suy giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lý rất thường gặp với tỉ lệ mắc bệnh đến 30% ở người trưởng thành, trong đó nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới (Theo số liệu nghiên cứu và thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP.HCM).

Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch

Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (gây tê nhức khó chịu chi dưới, nổi gân xanh ngoằn ngoèo gây mất thẩm mỹ, loét da khó lành…), thậm chí có thể dẫn đến biến chứng huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi gây đột tử.

dau-hieu-suy-gian-tinh-mach-chi-duoi
Các triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ xương khớp như loãng xương, thoát vị đĩa đệm…vì những bệnh lý này cũng gây ra tình trạng đau, khó chịu ở chân. Ngoài ra, “suy tĩnh mạch ẩn giấu” là dạng bệnh lý không hề có các triệu chứng nêu trên, chỉ phát hiện khi được siêu âm, tầm soát bởi hệ thống máy móc hiện đại kết hợp chẩn đoán lâm sàng bởi bác sĩ chuyên sâu về mạch máu và siêu âm.

Sinh lý bệnh và nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Nếu động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim đến nuôi các bộ phận trong cơ thể, thì tĩnh mạch làm nhiệm vụ đưa ngược máu từ các bộ phận trở về tim tạo thành vòng tuần hoàn máu. Các thành tĩnh mạch đàn hồi, chống lại trọng lực để vận chuyển màu về tim.

Tĩnh mạch có các van nhỏ hoạt động theo cơ chế mở cho máu chảy về tim và đóng để ngăn máu chảy ngược lại do trọng lực. Khi các van này suy giảm chức năng hoặc bị hư sẽ khiến máu chảy ngược gây ùn ứ, phình giãn thành tĩnh mạch mà dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có thể quan sát bằng mắt thường là dưới da xuất hiện những đường gân xanh đỏ ngoằn ngoèo.

suy-gian-tinh-mach
Hình minh họa tĩnh mạch bình thường và tĩnh mạch bị suy giãn

Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện những gân xanh đỏ dạng mạng nhện (spider) hoặc dạng lưới (reticular). Khi bệnh tiến triển qua giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân sẽ thấy những búi tĩnh mạch >3mm (varicose) nổi ngoằn ngoèo như giun.

Nếu không điều trị sớm, bên trong búi tĩnh mạch giãn sẽ hình thành các huyết khối (máu ứ đọng), gây viêm, đau nhức, rất khó chịu. Để càng lâu, huyết khối có nguy cơ theo dòng máu tĩnh mạch đi về tĩnh mạch chủ dưới, tim và lên động mạch phổi, làm tắc động mạch phổi, gây đột tử. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý tĩnh mạch. 

>>> Tìm hiểu thêm: Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đột tử

thuyen-tac-tinh-mach
Suy giãn tĩnh mạch không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng thuyên tắc phổi gây đột tử

Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Về diễn tiến tự nhiên, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới có 6 mức độ biểu hiện lâm sàng được ghi chú từ C0-C6:

❖ C0: chưa có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hoặc sờ thấy
❖ C1: Giãn tĩnh mạch, xuất hiện mạng nhện hoặc dạng lưới với đường kính nhỏ < 3mm
❖ C2: Giãn tĩnh mạch với đường kính>3mm
❖ C3: Phù chi dưới nhưng chưa có biến đổi trên da
❖ C4: Xuất hiện một số biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch
❖ C5: Xuất hiện biến đổi trên da như được nêu ở trên kèm với loét đã lành sẹo
❖ C6: Những biến đổi trên da như được nêu ở trên kèm với loét đang tiến triển

cac-giai-doan-suy-gian-tinh-mach

Phương pháp tầm soát suy giãn tĩnh mạch

suy-gian-tinh-mach-chi-duoi

Suy giãn tĩnh mạch được tầm soát sớm có thể đạt hiệu quả điều trị cao; đảm bảo thẩm mỹ, sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà lại tiết kiệm chi phí. Tầm soát là yếu tố tiên quyết để chặn đứng suy giãn tĩnh mạch, vì thế cần được thăm khám tại các bệnh viện, trung tâm uy tín, chuyên sâu về mạch máu.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu.

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vai Trò Của Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Tầm Soát Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
BS.CKII Phan Duy Kiên - cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare cho biết Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, trong đó có bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (SGTM).
Đừng chủ quan với bệnh lý mạch máu!
Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi. Các bệnh lý mạch máu ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Trong số đó, các bệnh về mạch máu như phình động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh... được ví như “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe con người.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Chỉ 30 phút Laser – Điều trị dứt điểm chân nặng mỏi, nổi gân vì suy giãn tĩnh mạch
98% giãn tĩnh mạch mạng nhện C1 (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện, mạng lưới) và giãn tĩnh mach dạng búi C2 (chân nổi búi gân gồ ghề có đường kính >3mm) có thể điều trị triệt để bằng phương pháp Laser nội mạch và tiêm xơ tạo bọt thẩm mỹ tại Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”
Theo bác sĩ Trần Đoàn Đạo, vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”, nhưng nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác điều trị chuyên sâu chưa được chú trọng.