japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBệnh lý mạch máu
Đừng chủ quan với bệnh lý mạch máu!

Đừng chủ quan với bệnh lý mạch máu!

06/01/2023

Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi. Các bệnh lý mạch máu ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Trong số đó, các bệnh về mạch máu như phình động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh... được ví như “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe con người.

Thực tế hiện nay, đa số bệnh nhân khi được phát hiện các bệnh lý liên quan đến mạch máu thì bệnh đã diễn tiến ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân chính có phần do thông tin và kiến thức phòng ngừa sớm bệnh về mạch máu còn hạn chế và chưa được cập nhật thường xuyên. Trở về từ Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu Châu Âu, Bác sĩ CKII Phan Duy Kiên - Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare, chia sẻ:

“Sau 2 năm dịch Covid bùng phát mạnh trên toàn thế giới, những Hội nghị Khoa học đều diễn ra online, thì năm nay Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu đã tổ chức offline trở lại tại Rome (Ý) trong vòng 4 ngày. Hội nghị năm nay đã quy tụ gần 2000 bác sĩ và chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan đến mạch máu từ các nước tham gia, tôi cảm thấy may mắn khi được gặp những chuyên gia, bác sĩ từ các nước để cùng trao đổi. Trong 4 ngày diễn ra hội nghị, có rất nhiều những báo cáo, hướng dẫn về những mảng mạch máu rất chuyên sâu...”

bac-si-bernard-tham-gia-hoi-nghi-mach-mau-chau-au
BS CKII Phan Duy Kiên – Chuyên gia mạch máu chụp ảnh kỷ niệm cùng Giáo sư De Maeseneer (người Bỉ) - Chủ tịch hội đồng khoa học soạn thảo guideline bệnh lý tĩnh mạch chi dưới, Nguyên Chủ tịch Hiệp Hội tĩnh mạch Châu Âu

Số lượng bệnh nhân cần phẫu thuật mạch máu ngày càng tăng

Nhiều thông tin y học cho thấy so với các chuyên ngành khác, chuyên ngành mạch máu trên thế giới tuy ra đời muộn nhưng lại đang có tốc độ phát triển rất nhanh, bác sĩ có thể cho biết lý do vì sao?

Mảng phẫu thuật mạch máu là chuyên khoa phát triển tương đối chuyên sâu so với các chuyên khoa khác.

Tại Việt Nam, trước đây mảng mạch máu thuộc Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực. Sau này, do nhu cầu phát triển chuyên sâu ngày càng cao dẫn đến phải tách ra 3 mảng: Phẫu thuật lồng ngực, Phẫu thuật Tim Mạch và Phẫu thuật Mạch máu. Mảng Phẫu thuật mạch máu dù mới tách ra nhưng đi rất nhanh trong những năm gần đây, có một số lý do có thể giải thích được.

Thứ nhất, số lượng bệnh nhân càng ngày càng tăng và các mô hình bệnh tật ngày càng nhiều. Trong đó là những bệnh lý chuyển hóa, xơ vữa động mạch, đái tháo đường ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Những bệnh lý mạch máu ngày càng có nhiều người mắc phải, số lượng bệnh nhân cần phẫu thuật mạch máu ngày càng tăng: xơ vữa, tắc động mạch ngoại biên, động mạch cảnh... Điều này đã đòi hỏi cần phải tách ra một chuyên khoa chuyên sâu để giải quyết các bệnh lý mạch máu.

xo-vua-mach-mau
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý mạch máu

Thứ hai, công nghệ y khoa, các hãng dụng cụ phẫu thuật mạch máu ngày càng phát triển. Hiện nay các ca mổ lớn không cần phải mổ bắc cầu mà có thể mổ bằng phương pháp ít xâm lấn, thao tác và thời gian được rút ngắn. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ là người có lợi nhất. Bởi vì bệnh nhân sẽ tránh được các nguy cơ phẫu thuật lớn, hồi phục nhanh sau phẫu thuật và vấn đề thẩm mỹ sau mổ.

Cuối cùng, sự phát triển của các hội y khoa. Như trước đây từ Hội Tim mạch - Lồng ngực tách ra các mảng: Tim Mạch, Lồng Ngực, Mạch máu. Mạch máu xuất hiện toàn thân trong cơ thể, do đó mảng Mạch máu cũng phải tách ra các mảng nhỏ chuyên sâu hơn.

Bác sĩ có đề cập việc ngày nay số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu ngày càng nhiều, cụ thể các bệnh lý nguy hiểm thường gặp là gì?

Hiện nay, lĩnh vực mạch máu có một số bệnh lý chính như:

Thứ nhất là bệnh lý động mạch chủ (phình động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ...). Đây là một trong những nhóm bệnh lý khó và nguy hiểm, vì nguy cơ đột tử cao. Bệnh này có một đặc điểm là bệnh nhân không hề có triệu chứng trước đó cho đến khi được phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe và được xử lý kịp thời. Còn nếu giả sử không được phát hiện sớm, bệnh ngày càng diễn tiến âm thầm thì nguy cơ đột quỵ rất cao.

Thứ hai là bệnh lý động mạch ngoại biên, nhất là động mạch chi dưới. Chúng ta biết bệnh lý chuyển hóa đái tháo đường (tiểu đường) ngày càng tăng, người bị đái tháo đường lâu năm sẽ gây tổn thương mạch máu. Cho nên có bao nhiêu bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì có bấy nhiêu bệnh nhân có bệnh lý mạch máu. Vậy nên người ta hay nói, ngành mạch máu được ví như ngành phục vụ cho những biến chứng mạch máu của bệnh lý đái tháo đường. Đái tháo đường thường gây tổn thương động mạch ngoại biên, mạch máu nhỏ ở mắt, ở não, đặc biệt động mạch chi dưới bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Thứ ba là bệnh lý động mạch cảnh, đây là nhánh lớn xuất phát từ động mạch chủ ngực, ở gần tim, hướng lên chia nhánh nuôi dưỡng cho não bộ. Cho nên đây cũng là nhóm bệnh lý dành được sự quan tâm rất lớn và việc điều trị cũng rất chuyên sâu. Ví dụ như trước đây người ta phòng ngừa đột quỵ là nghĩ đến các yếu tố nguy cơ như: vai trò uống thuốc, thay đổi lối sống, dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay thì ngoài việc phòng ngừa yếu tố nguy cơ, vai trò ngoại khoa và can thiệp mạch rất quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.

phinh-dong-mach-canh
Bệnh nhân L.T.X.T (54 tuổi) được phát hiện phình động mạch cảnh khi tầm soát sức khỏe tại Bernard Healthcare

Những đối tượng nào nên tầm soát các bệnh lý mạch máu?

Như bác sĩ chia sẻ thì một số bệnh lý mạch máu giai đoạn đầu thường không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe. Vậy những đối tượng nào thì nên tầm soát với các bệnh lý mạch máu?

Với bệnh lý mạch máu, những người có độ tuổi trên 45 đối với nam và trên 55 đối với nữ là đối tượng có nguy cơ tim mạch, mạch máu. Những người có bệnh lý nền như đái tháo đường, xơ vữa động mạch... cũng là những yếu tố nguy cơ gây tắc hẹp mạch máu. Người có lối sống không lành mạnh: lười vận động, hút thuốc lá nhiều cũng là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu cần tầm soát.

Người hút thuốc lá họ cứ nghĩ là sẽ bị tổn thương phổi thôi, không ai hình dung là sẽ ảnh hưởng đến mạch máu?

Người ta hay nghĩ hút thuốc lá nhiều chỉ bị các bệnh về phổi, nhưng thực tế không phải vậy. Có thể nói, kẻ thù của bệnh lý mạch máu là khói thuốc lá!

khoi-thuoc-la
Kẻ thù của bệnh lý mạch máu là khói thuốc lá

Khói thuốc lá có nhiều chất độc, lưu trong cơ thể gây tổn thương nội mạc mạch máu, gây viêm và tắc mạch máu.

Có một bệnh lý mạch máu liên quan đến khói thuốc lá là bệnh Buerger, đây là bệnh viêm tắc động mạch mạn tính không do xơ vữa, thường gặp ở các mạch máu nhỏ và vừa ở bàn tay và bàn chân. Đối tượng mắc phải thường là bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá ở độ tuổi càng nhỏ, bệnh sẽ diễn tiến càng nặng và khó chữa hơn. Bệnh lý Buerger có thể gây hậu quả nặng nề cho bệnh nhân: tháo ngón, đoạn chi, còn có thể gây ra các bệnh lý mạch máu não, mạch vành, mạch cảnh, mạch chi dưới.

Một đối tượng khác cũng cần được báo động là người hút thuốc lá thụ động, tuy không trực tiếp hút, nhưng khói thuốc cũng có thể gây tổn thương mạch máu cho những người này.

Những năm gần đây trong lĩnh vực sức khỏe xuất hiện khái niệm "sát thủ thầm lặng". Đây có phải là cảnh báo nói chung về các bệnh lý không có dấu hiệu nhận biết ban đầu?

Sát thủ thầm lặng hay slient killer, thực tế từ này cực kỳ chính xác, thầm lặng và gây chết rất nhiều. Từ này dành cho các bệnh lý diễn tiến đột ngột, thường là các bệnh lý tim mạch, mạch máu.

Chẳng hạn như bệnh lý Phình động mạch chủ. Đây là động mạch lớn, xuất phát từ tim đi nuôi cơ thể, nếu lớn hơn hoặc giãn ra gây phình thì đến một mức nhất định sẽ vỡ. Đây là bệnh lý nguy hiểm, vì trong thời gian diễn tiến không hề có triệu chứng, thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ (chụp X-quang, CT, siêu âm bụng...).

Vì vậy những bệnh lý được gọi là “sát thủ thầm lặng" tức là diễn tiến trong thời gian dài và không triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi đã phát hiện ra thì đã chuyển biến xấu.

Lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý và khám sức khỏe định kỳ để hạn chế các nguy cơ bệnh lý mạch máu

Có thể thấy việc thăm khám sức khỏe định kỳ giúp cho bệnh nhân phát hiện các tiềm ẩn bệnh tật rất nhiều. Tuy nhiên, thực tế cũng có những trường hợp khám sức khỏe định kỳ cũng không phát hiện nguy cơ?

Trên thực tế nói chung, việc đi khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng và có thể giúp phát hiện sớm những bệnh lý mạch máu tôi vừa nói ở trên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị bỏ sót tổn thương khi đi khám.

Đối với những bệnh lý mạch máu thì vai trò của chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng. Ngoài việc phát hiện bằng những cận lâm sàng mang tính chất thường quy như X-quang ngực, Siêu âm bụng.. thì nếu nghi ngờ bác sĩ cần làm thêm cận lâm sàng sâu hơn, như: dựng hình mạch máu, chụp mạch máu xóa nền...

Và tất nhiên, cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng giúp bác sĩ có góc nhìn tổng quan trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch máu.

mri-bernard
Ứng dụng MRI toàn thân tích hợp trí tuệ nhân tạo, hãng GE Healthcare (Mỹ) trong tầm soát nguy cơ đột quỵ

Ngày nay người ta thường nói “Biến thực phẩm thành thuốc”. Vậy với bệnh lý mạch máu thì dinh dưỡng có vai trò như thế nào?

Thực tế là bệnh từ miệng mà ra, nếu chúng ta có một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày thì mạch máu của chúng ta cũng “sạch và khỏe”.

che-do-dinh-duong
Dinh dưỡng khoa học hàng ngày và một lối sống lành mạnh giúp mạch máu “sạch và khỏe”

Ta có thể thấy rõ những đối tượng ăn nhiều rau và có một lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, ít rượu bia thì ít bao giờ bị các bệnh về mạch máu. Đồng thời, chế độ ăn uống, không hút thuốc lá, không uống rượu bia trong quá trình điều trị bệnh lý mạch máu cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hồi phục.

Tôi từng có một bệnh nhân, anh đi biển đánh bắt từ năm 12 tuổi và đã bắt đầu hút thuốc lá từ lúc đó. Đến khi anh ấy đến khám với tình trạng tay bị co giật và phát hiện có bệnh lý tắc hẹp mạch máu thì cũng đã hút thuốc lá được 30 năm rồi. Nếu chỉ điều trị việc tắc hẹp mạch máu nhưng vẫn giữ thói quen hút thuốc thì căn bệnh của anh ấy sẽ không khỏi. Vì vậy, bên cạnh việc tư vấn điều trị ngoại khoa, tôi cũng có khuyên anh ấy nên thay đổi công việc và bỏ thuốc lá, giữ ấm bàn tay lúc lạnh. Và một thời gian sau khi gặp lại, anh ấy từ một người đi đánh bắt cá đã thành chủ vựa cá, cũng đã bỏ được thuốc lá và điều đáng mừng là sức khỏe tiến triển rất tốt.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ!

Chia sẻ

Đã copy link
Đừng chủ quan với bệnh lý mạch máu!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chữa lành vết loét do suy giãn tĩnh mạch chi dưới 38 năm với chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare
Đơn vị Mạch máu – Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare đã tiến hành điều trị thành công vết loét (C6) do suy giãn tĩnh mạch chi dưới 38 năm. Sau điều trị, vết loét lành hẳn, trả lại đôi chân khỏe mạnh cho bệnh nhân.
Chủ quan với vết xước nhỏ, người phụ nữ bị mất 1 ngón chân
Từ một vết xước nhỏ, vì chủ quan, bệnh nhân đái tháo đường bị loét nhiễm trùng ở bàn chân, viêm xương ngón chân, dẫn đến phải tháo khớp, mất một ngón chân.
Chữa lành loét do SUY GIÃN TĨNH MẠCH chi dưới 38 năm
Bệnh nhân nam, 83 tuổi, đã chịu đựng cảm giác nặng mỏi, chân có vết loét lâu không lành, nổi búi to suốt 38 năm. Cùng theo dõi kết quả và những chia sẻ trực tiếp của bệnh nhân sau khi điều trị thành công tại Bernard.
Chương trình tặng 200 suất tầm soát miễn phí suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Năm mới chân khỏe, nhẹ bước - Bernard Healthcare tặng 200 suất tầm soát miễn phí suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Thăm khám trực tiếp bởi Chuyên gia Mạch máu Bernard
Bệnh ung thư có chữa được không? Một số loại ung thư có tiên lượng tốt nếu tầm soát kịp thời?
Bệnh ung thư có chữa được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đối diện với căn bệnh thế kỷ này. Thực tế, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm thời điểm phát hiện và tình trạng tiến triển của bệnh bởi một số loại ung thư có tiên lượng tốt nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Chúc mừng hợp tác chuyên sâu giữa Bernard Healthcare và Bệnh viện Trung ương Kyoto Min-iren
Chiều ngày 10.12.2024, Lễ ký kết hợp tác chuyên sâu “Vì sức khỏe tiêu hóa người Việt” giữa Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) và Bệnh viện Trung ương Kyoto Min-iren đã diễn ra tại Bernard Healthcare 22 Phan Đình Giót, Tân Bình, TP.HCM.
Chương trình cộng đồng tại phường Cát Lái, TP. Thủ Đức
Bernard Healthcare tổ chức chương trình "Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái". Chương trình vì cộng đồng có sự tham dự của bác sĩ. CKI Đặng Nhất Tâm - Chuyên khoa Nội Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị đột quỵ và các bệnh lý thần kinh chuyên sâu, trực tiếp giải đáp thắc mắc của người dân xoay quanh vấn đề sức khỏe sau mùa dịch.
Chụp MRI vú có ưu điểm gì? Ai, khi nào nên chụp MRI vú?
Gần đây, với tiến bộ khoa học, chụp CỘNG HƯỞNG TỪ VÚ (MRI vú) đang dần trở nên nổi bật. Đặc biệt MRI thế hệ mới nhất sau 2020 có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đi kèm với COIL NHŨ (VÚ) chuyên biệt được đưa vào triển khai ở nhiều cơ sở y tế quy mô lớn, hiện đại để phục vụ những khách hàng có nhu cầu tầm soát sớm, kiểm tra sức khoẻ định kỳ.