japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủUng thư
Hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá

Hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá

23/06/2023

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó: Hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp, khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Đặc biệt không có ngưỡng an toàn nào trong việc sử dụng thuốc lá.

7000 chất độc hại và nguy hiểm tiềm ẩn trong khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa hơn 7000 độc tố, 69 chất có khả năng gây ung thư, đặc biệt các chất:​

  • Benzen: Có trong thuốc trừ sâu, dầu khí​
  • Nitrosamines: Chất gây ung thư mạnh trong khói thuốc​
  • Arsenic: Chất rất độc tổn hại đến mạch máu và tim​
  • Nicotin: Chất gây nghiện, độc tính cao...​

Các hóa chất có trong khói thuốc không chỉ “tàn phá” lá phổi của bạn mà có tác động đến toàn bộ thành phần của hệ tuần hoàn, là ”kẻ thù” của mạch máu. Thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý:

  • Hút thuốc là yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư ở hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể như: phổi, thực quản, thanh quản, khoang miệng, thận, tuyến tụy... Riêng với phổi, hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% trường hợp mắc ung thư phổi và 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hàng năm trên thế giới.
  • Các bệnh lý mạch máu và tim mạch: Đột quỵ, tim mạch, viêm tắc mạch máu...
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như Đái tháo đường tuýp 2...

ung-thu-phoi

Giai đoạn bệnh ung thư phổi tại thời điểm phát hiện

Tính chung cả 2 giới, ung thư phổi là ung thư có tỉ lệ mắc nhiều thứ hai tại Việt Nam, Nam giới ≥2 lần nữ giới.

  • Ở nam giới: ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất
  • Ở nữ giới: ung thư phổi là ung thư phổ biến hàng thứ ba

 Trong số tất cả bệnh nhân ung thư ở Việt Nam:

  • Chỉ khoảng 20 - 30% được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, do bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng cụ thể​
  • 70 - 80% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khi bệnh đã tiến triển nặng, với các triệu chứng như: đau ngực, khó thở, ho có đờm hoặc máu, mệt mỏi...​

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán: 10% đến 20% ở hầu hết các quốc gia /BN được chẩn đoán trong giai đoạn 2010 đến 2014.

CT scan – Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư Phổi

Thạc sĩ - Bác sĩ Đoàn Trúc Quỳnh, Chuyên khoa Nội tổng quát cho biết: Đối với ung thư phổi, tầm soát sớm, can thiệp điều trị kịp thời là chìa khóa giúp giảm tỷ lệ tử vong. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chụp CT liều thấp được xem là tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi, đặc biệt nhóm yếu tố nguy cơ cao như: ​

  • Người hút thuốc lá từ 20 gói/năm​
  • Đang hút thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc lá trong vòng 15 năm trở lại đây​
  • Người tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá​
  • Tuổi từ 50 - 80​

ung-thu-phoi-do-thuoc-la

Xem thêm: Quy trình tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật chụp CT liều thấp tại Bernard

Chia sẻ

Đã copy link
Hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Buerger: nguy cơ cắt cụt chi vì hút thuốc lá
Buerger được ví như "bệnh tàn vì khói thuốc lá", vì những bệnh nhân được ghi nhận mắc Bueger đều đang hoặc đã từng hút thuốc lá nhiều năm. Triệu chứng ở giai đoạn sớm của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ – xương - khớp, khi bệnh kéo dài sẽ để lại hậu quả khốc liệt, có thể gây tàn tật và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh ung thư có chữa được không? Một số loại ung thư có tiên lượng tốt nếu tầm soát kịp thời?
Bệnh ung thư có chữa được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đối diện với căn bệnh thế kỷ này. Thực tế, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm thời điểm phát hiện và tình trạng tiến triển của bệnh bởi một số loại ung thư có tiên lượng tốt nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam, có 6.122 ca mắc mới ung thư tuyến giáp (xếp thứ 6) với 858 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân. Thế nên, việc nhận biết sớm và tầm soát khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp là vô cùng cần thiết.
Ung thư phụ khoa là gì? Gồm những bệnh nào, tại sao phải tầm soát
Ung thư phụ khoa là một nhóm các bệnh ung thư có ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Theo thống kê của GLOBOCAN 2020 tại Việt Nam, ung thư phụ khoa chiếm khoảng 6% tổng số các loại ung thư và 14% ung thư thường gặp ở nữ giới.
Có đến 90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt 10 yếu tố nguy cơ này
Cứ 4 người bình thường thì sẽ có 1 người mắc Đột quỵ, bất kể màu da, đây là thông điệp mới nhất từ Hội Đột quỵ thế giới "1 in 4 of us will have a stroke. DON'T BE THE ONE!"
Làm việc theo nhóm trong điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao
Ung thư là tập hợp của nhiều bệnh lý phức tạp nên cần được điều trị và chăm sóc theo nhóm đa mô thức và đa ngành để đạt hiệu quả cao hơn.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét
“Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” - Giáo sư G.Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.