japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Bệnh Buerger: nguy cơ cắt cụt chi vì hút thuốc lá

Bệnh Buerger: nguy cơ cắt cụt chi vì hút thuốc lá

27/05/2023

Buerger được ví như "bệnh tàn vì khói thuốc lá", vì những bệnh nhân được ghi nhận mắc Bueger đều đang hoặc đã từng hút thuốc lá nhiều năm. Triệu chứng ở giai đoạn sớm của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ – xương - khớp, khi bệnh kéo dài sẽ để lại hậu quả khốc liệt, có thể gây tàn tật và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh lý Buerger là gì?

Bệnh lý Buerger hay viêm tắc mạch máu mạn tính không do xơ vữa, thường xảy ra ở các động mạch vừa và nhỏ của chi trên (tay) và chi dưới (chân), được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ Leo Buerger vào năm 1908. Bệnh có đặc điểm là các mạch máu bị co lại hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, do sự phối hợp tình trạng viêm và cục máu đông (huyết khối) trong lòng thành mạch làm giảm khả năng cung cấp máu đến các mô, gây tổn thương và hủy hoại mô. Bệnh khởi phát ở ngón tay và ngón chân sau đó lan rộng đến những vùng khác của các chi.

benh-bugger-cat-cut-chi
Bệnh Buerger: Viêm tắc mạch máu gây tổn thương và hủy hoại mô, thường khởi phát ở ngón tay, ngón chân

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết ở những người được chẩn đoán mắc bệnh Buerger đều có hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc lá ở các dạng khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng các hóa chất trong khói thuốc lá gây kích thích yếu tố miễn dịch tế bào dẫn đến viêm và tổn thương thành mạch, xuất hiện

Hậu quả có thể gây cắt cụt chi!

Ở giai đoạn sớm của bệnh, do lượng máu lưu thông đến các chi giảm, đặc biệt là chi dưới, người bệnh xuất hiện những cơn đau cách hồi ở chân (đau khi di chuyển, vận động, hết đau khi nghỉ ngơi). Ban đầu sẽ có cảm giác đau nhẹ, sau đó tăng dần, khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, nhất là vào ban đêm. Do những biểu hiện đau nhức nên một số trường hợp nhầm lẫn với nhóm các bệnh về cơ, xương, khớp.

Ngoài ra, người bệnh cũng xuất hiện cảm giác lạnh ở bàn tay hoặc bàn chân; cảm giác tê ở các ngón tay hoặc ngón chân. Do lượng máu lưu thông giảm dần các vùng thấp của chi thiếu máu nuôi dưỡng, các đầu ngón tay, ngón chân dần nhợt màu, tím tái.

dieu-tri-benh-buerger
Người mắc bệnh buerger sẽ xuất hiện sự thay đổi màu sắc ở các đầu ngón tay, ngón chân: nhợt nhợt, tím tái, sau cùng là tím đen

Bệnh Buerger nếu không được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời thì các ngón tay, ngón chân chuyển màu tím đen và xuất hiện vết loét, nhiễm trùng vết loét và hoại tử mô. Trong một số trường nặng có thể gây đoạn chi (cắt cụt), thậm chí xảy ra tình trạng nhiễm trùng huyết - biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

nhiem-trung-hoai-tu-cac-dau-ngon-tay
Khi bệnh tiến triển nặng, các đầu ngón tay, ngón chân sẽ xuất hiện các vết loét, dễ nhiễm trùng và hoại tử

Điều trị bệnh Buerger sẽ không thuyên giảm nếu không ngưng hút thuốc!

Hiện nay có một số phương pháp ngoại khoa có thể làm thuyên giảm triệu chứng như cắt hạch giao cảm ngực, thắt lưng... Tuy nhiên hiệu quả bị giới hạn nếu bệnh nhân không bỏ hút thuốc lá.Việc hút thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng và nhanh hơn, nguy cơ hoại tử, đoạn chi rất cao. Ngược lại, ở những bệnh nhân dừng hút thuốc lá, bệnh được quan sát thuyên giảm đáng kể. Vì vậy, điều tiên quyết trong quá trình điều trị bệnh Buerger là ngưng hút thuốc.

cach-dieu-tri-benh-beurger
Nếu chỉ điều trị việc tắc hẹp mạch máu nhưng vẫn giữ thói quen hút thuốc thì bệnh Buerger sẽ không thuyên giảm, có thể chuyển biến nặng hơn

BS CKII. Phan Duy Kiên - Chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu – Thành viên Hội đồng cố vấn Y khoa Bernard Healthcare chia sẻ: “Tôi từng có một bệnh nhân làm nghề đi biển đánh bắt từ năm 12 tuổi và đã bắt đầu hút thuốc lá dạo đó, một phần do tính chất công việc gió lạnh trên biển. Đến khi anh ấy đến khám với tình trạng tay bị co giật và được chẩn đoán bệnh Buerger sau các kiểm tra chuyên sâu, hỏi ra thì biết anh cũng đã hút thuốc lá được 30 năm. Bên cạnh việc tư vấn điều trị ngoại khoa để giảm các triệu chứng, tôi cũng có khuyên anh ấy nên bỏ thuốc lá, thay đổi lối sống và thay đổi công việc để không hút thuốc trở lại sau điều trị. Một thời gian sau khi anh đến tái khám, bệnh tình của anh đã thuyên giảm đáng kể, anh ấy đã ngưng hút thuốc là và chuyển sang làm chủ vựa cá để tránh tình trạng hút thuốc trở lại.”

Nếu bạn đang hút thuốc lá hãy ngưng hút thuốc để phòng ngừa bệnh Buerger. Hoặc bạn có tiền sử hút thuốc lá và có các triệu chứng sớm như: đau cách hồi, lạnh tay chân, ngón tay, ngón chân nhợt nhạt… liên hệ ngay (+84) 28 3535 2468 đặt lịch tư vấn, thăm khám sớm để được các bác sĩ mạch máu Bernard tư vấn điều trị, hạn chế biến chứng, bảo tồn các chi.

Chia sẻ

Đã copy link
Bệnh Buerger: nguy cơ cắt cụt chi vì hút thuốc lá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chỉ 30 phút Laser – Điều trị dứt điểm chân nặng mỏi, nổi gân vì suy giãn tĩnh mạch
98% giãn tĩnh mạch mạng nhện C1 (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện, mạng lưới) và giãn tĩnh mach dạng búi C2 (chân nổi búi gân gồ ghề có đường kính >3mm) có thể điều trị triệt để bằng phương pháp Laser nội mạch và tiêm xơ tạo bọt thẩm mỹ tại Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét
“Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” - Giáo sư G.Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu của biến chứng Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Có đến 90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt 10 yếu tố nguy cơ này
Cứ 4 người bình thường thì sẽ có 1 người mắc Đột quỵ, bất kể màu da, đây là thông điệp mới nhất từ Hội Đột quỵ thế giới "1 in 4 of us will have a stroke. DON'T BE THE ONE!"
Làm việc theo nhóm trong điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao
Ung thư là tập hợp của nhiều bệnh lý phức tạp nên cần được điều trị và chăm sóc theo nhóm đa mô thức và đa ngành để đạt hiệu quả cao hơn.
Việc cần làm sau tết: Nội soi tiêu hóa!
Khó tiêu, ăn không ngon, ợ chua, cảm giác đầy ứ hơi, đau bụng âm ỉ... đó có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược thực quản, có HP… Các dấu hiệu trên có xu hướng gia tăng sau những ngày Tết ăn uống thả ga, không điều độ.