japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét

07/04/2023

“Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” - Giáo sư G.Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.

Nguy cơ nhiễm trùng vết thương

BS.CKII Phan Duy Kiên, chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu Bernard Healthcare – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard giải thích thêm:

“Vết loét bàn chân đái tháo đường là biểu hiện bề nổi của bức tranh tổn thương đa cơ quan. Nói một cách khác, nếu một người có bệnh lý đái tháo đường xuất hiện các vết thương lâu lành (thường kéo dài trên 2-4 tuần không lành) ở chân, thì có thể người đó đã bị biến chứng nhiều cơ quan khác, như tim, thận, mạch máu, thần kinh…”.

loet-ban-chan-dai-thao-duong
Loét bàn chân đái tháo đường - Bề nổi của tảng băng tổn thương đa cơ quan

Theo Tạp chí Đái tháo đường Thế giới, nhiễm trùng được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của việc nhập viện ở bệnh nhân đái tháo đường. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết cao là lý do chính khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao hơn người không mắc bệnh. Cụ thể:

  • Khi người bệnh không kiểm soát được đường huyết, đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng và tạo vết loét.
  • Đồng thời, đường huyết cao cũng là nguyên nhân làm cản trở và suy yếu tế bào bạch cầu đa nhân, làm suy yếu hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch và giảm hiệu quả việc chống lại và tiêu diệt vi khuẩn.

Điển hình như ca nữ bệnh nhân L.T.H (59 tuổi) mới đây. Cô H. có vết thương lâu lành ở mắt cá chân và không biết mình mắc bệnh tiểu đường. Trong dịp Tết, cô ăn một khoanh bánh tét, sau đó đường huyết tăng cao dẫn đến vết thương trở nên nhiễm trùng và tạo vết loét lan rộng lên cẳng chân. Rất may, các bác sĩ đã kịp thời xử lý, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Các chuyên gia cũng luôn cảnh báo rằng, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm nói chung và biến chứng loét nhiễm trùng nói riêng, người đái tháo đường cần ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh lý đi kèm theo.

Loét nhiễm trùng bàn chân là nguyên nhân dẫn đến đoạn chi, thậm chí gây tử vong

Loét bàn chân đái tháo đường được chia làm ba nhóm biến chứng: Loét thần kinh, loét mạch máu, loét nhiễm trùng. Trong đó, loét nhiễm trùng được cho là biến chứng nguy hiểm nhất, là tình trạng mà người bệnh bị vi khuẩn xâm nhập các vết thương và gây ra nhiễm khuẩn từ nhẹ tới nặng. Ai cũng biết, nhiễm trùng vết thương gây đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Như trường hợp của bệnh nhân P.T.H kể trên, trước khi được điều trị đúng và qua khỏi, cô H. đã phải chịu đau đớn trong thời gian dài, không có một đêm ngủ ngon giấc.

vet-thuong-lau-lanh
Vết loét nhiễm trùng lan rộng khiến cô P.T.H (1969) đau đớn không có một đêm ngủ ngon giấc

Trên thực tế, nếu vết loét không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng ăn sâu có thể phải cắt cụt chi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các chuyên gia cũng cảnh báo một số hậu quả của loét nhiễm trùng nếu không được can thiệp sớm:

  • Viêm tủy xương: Sự nhiễm trùng lan rộng và ăn sâu vào xương, gây tình trạng viêm và phá hủy cấu trúc xương, có thể dẫn đến cắt cụt chi.
  • Nhiễm trùng huyết: Khi sự nhiễm trùng lan rộng qua đường máu, sẽ ảnh hưởng và tổn thương nhiều cơ quan (thần kinh, xương, phổi…), phá hủy hàng rào bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Nhiễm trùng huyết là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy đa tạng.
  • Sốc nhiễm trùng: Giai đoạn nặng nhất của nhiễm trùng, tình trạng sốc xảy ra khi cơ thể đã chuyển sang nhiễm trùng huyết kèm theo tụt huyết áp và có rối loạn chức năng tim mạch. Ở giai đoạn này, tiên lượng bệnh đã khá nặng, nguy cơ tử vong cao.

Trong mùa dịch Covid-19 (năm 2021), Bernard Healthcare từng tiếp nhận bệnh nhân N.T.A.M - ca loét bàn chân nhiễm trùng lan rộng, suýt phải cưa chân để tránh nhiễm trùng huyết.

dieu-tri-vet-loet-do-nhiem-trung
Tư vấn điều trị thành công cho bệnh nhân N.T.A.M - ca loét bàn chân nhiễm trùng lan rộng, suýt phải cưa chân để tránh nhiễm trùng huyết.

Thấy triệu chứng này – Đi khám ngay

Ngoài việc kiểm soát đường huyết để hạn chế tình trạng nhiễm trùng xảy ra, người đái tháo đường nên chú ý đến các vết thương ở chân để phát hiện sớm biến chứng loét nhiễm trùng bàn chân. Hãy đến các chuyên khoa vết thương sớm nếu thấy những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương:

- Sưng tấy đỏ vùng da quanh vết thương
- Đau nhức
- Có tiết dịch đục, chảy mủ thối

Việc tầm soát sớm để phòng ngừa biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường cũng rất quan trọng. Đặt lịch tầm soát tiền đái tháo đường hoặc cần thăm khám chuyên sâu về các vết thương lâu lành ở chân (2-4 tuần), vui lòng gọi đến hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: care@bernard.vn

Chia sẻ

Đã copy link
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương nhỏ hóa nhiễm trùng có phải do đắp lá cây?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị đứt tay, nhưng lúc đó nhà đang không có sẵn các thuốc sát trùng nên tôi đã đắp thuốc lá lên vết thương để cầm máu. Nhưng hôm sau, vết thương bị chảy dịch mủ có mùi hôi. Tình trạng này có phải do đắp thuốc lá gây ra không và tôi nên làm gì để vết thương nhanh lành?
Có đến 90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt 10 yếu tố nguy cơ này
Cứ 4 người bình thường thì sẽ có 1 người mắc Đột quỵ, bất kể màu da, đây là thông điệp mới nhất từ Hội Đột quỵ thế giới "1 in 4 of us will have a stroke. DON'T BE THE ONE!"
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam, có 6.122 ca mắc mới ung thư tuyến giáp (xếp thứ 6) với 858 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân. Thế nên, việc nhận biết sớm và tầm soát khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp là vô cùng cần thiết.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.