Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là sự hình thành cục máu đông ở các tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường tập trung ở chi dưới. Máu lưu thông từ các tĩnh mạch nông dưới da vào các tĩnh mạch sâu và từ đó, máu theo tĩnh mạch chủ dưới tuần hoàn về tim nhờ lực co bóp của các tĩnh mạch. Huyết khối có thể gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong lòng tĩnh mạch.
Theo tạp chí Y khoa của Úc năm 2019, có ít nhất 17,000 người mắc chứng DVT mỗi năm (0.83/1000 người). Ở Mỹ, khoảng 900,000 người bị ảnh hưởng mỗi năm từ DVT (theo CDC 02/2020). Cũng theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ), khoảng 60,000 – 100,000 người Mỹ chết vì DVT mỗi năm. Gần một nửa số bệnh nhân DVT sống chung với các biến chứng mãn tính như sưng, phù chân, đau nhức, da xỉn màu, viêm loét các chi (đặc biệt chi dưới).
Nguyên nhân hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu (liên quan đến suy giãn tĩnh mạch chân)
Máu đông giúp cơ thể cầm máu sau chấn thương. Quá trình này luôn liên tục với quá trình giải máu đông để giúp máu tuần hoàn trong cơ thể. Máu đông có thể hình hành từ một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
- Tổn thương tĩnh mạch: gẫy xương, hoặc tổn thương cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương tĩnh mạch, hoặc các quá trình phẫu thuật lớn như phẫu thuật khung xương chậu, khớp háng, hông, cẳng chân, khớp chân đều dẫn đến nguy cơ tổn thương tĩnh mạch.
- Không di chuyển, bất động: những người không thể di chuyển do nhiều nguyên nhân như hậu phẫu thuật, ngồi máy bay hoặc xe một thời gian dài, hoặc thậm chí là mặc đồ quá bó sát. Nguy cơ hình thành máu đông tăng cao khi lưu lượng máu lưu thông giảm do thiếu tuần hoàn máu ở tĩnh mạch dưới, dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình giải đông máu.
- Tiền sử bị thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối: Những bệnh nhân đã từng bị thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi đều có nguy cơ xảy ra DVT lần nữa.
- Người lớn tuổi, người béo phì: Những người trên 75 tuổi, hoặc những người bị béo phì có nguy cơ cao bị DVT do các thành mạch máu và tĩnh mạch yếu, dòng tuần hoàn chậm.
Vì sao huyết khối tĩnh mạch sâu gây thuyên tắc phổi?
Khi một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch, nó có thể bong tróc khỏi tĩnh mạch, trôi tự do theo dòng tuần hoàn máu về tim và phổi. Huyết khối một khi đến động mạch phổi có thể gây thuyên tắc động mạch phổi, làm ngưng trệ đột ngột quá trình trao đổi oxy, giảm đáng kể lượng oxy mà phổi cung cấp cho cơ thể. Tùy theo sự phát triển của huyết khối mà động mạch phổi có thể bị thuyên tắc một phần hay hoàn toàn. Trong trường hợp thuyên tắc phổi hoàn toàn, có thễ dẫn đến tử vong trong một thời gian rất ngắn nếu không được can thiệp kịp thời.
Đa số các trường hợp mắc thuyên tắc tĩnh mạch sâu sẽ phát triển các biến chứng mãn tín như viêm loét (thường ở bắp chân), ban đầu sẽ xuất hiện các vết loét nông, dần dần phát triển thành vết loét sâu (có thể thấy xương), vết loét ngày càng lan rộng, gây đau đớn và rất khó điều trị, vết loét có thể bội nhiễm và tái nhiễm nhiều lần.
Cách phòng ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch, ngăn chặn hình thành huyết khối
Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare cho biết: Thực tế, biểu hiện lâm sàng của 98% bệnh nhân DVT là chân sưng, căng (swollen leg). Bên cạnh đó là một số triệu chứng: Chuột rút, cảm giác nóng ngày càng nhiều ở vùng bị sưng phù, đặc biệt là ở bắp chân, bắp đùi; da bị sưng đỏ hoặc đổi màu.
Bác sĩ Kiên đặc biệt lưu ý: Sự thật là hội chứng hậu huyết khối mới là biến chứng thường gặp nhất của DVT ( khoảng 75%), mặc dù không gây đột tử như thuyên tắc phổi nhưng là nguyên nhân gây suy tĩnh mạch mạn tính rất khó điều trị triệt để.
Chính vì thế, việc phát hiện sớm suy giãn tĩnh mạch và tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng, giúp ngăn chặn huyết khối hình thành, không cho DVT có cơ hội tấn công tim, phổi.
Để cải thiện và hỗ trợ tuần hoàn của máu từ các chi dưới về tim, bs.Kiên đưa ra một số lời khuyên:
- Kê chân cao khi nằm ngủ bằng gối
- Hạn chế ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Đứng dậy, di chuyển nhẹ, hoặc co duỗi chân mỗi tiếng một lần trong những chuyến di chuyển dài hơn 4 tiếng
- Không mặc quần áo quá bó sát và đảm bảo uống đủ nước
- Bệnh nhân có tiền căn DVT nên đeo vớ nén thường xuyên
- Ăn uống lành mạnh (ít béo, ít muối, nhiều chất xơ), kiểm soát cân nặng
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về các nguy cơ mắc bệnh và các loại thuốc hormone, và các loại thuốc chuyên dùng để phòng DVT
- Kiểm soát và theo dõi các bệnh lý nền của bản thân, đặc biệt những bệnh mãn tính liên quan đến tim, phổi và tiểu đường.
- Đặc biệt, yếu tố tiên quyết là phải chủ động tầm soát suy giãn tĩnh mạch tại các trung tâm chuyên sâu tĩnh mạch để được xét nghiệm, siêu âm đánh giá huyết động học, chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh và kịp thời điều trị.
ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE
Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu.
Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.
HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!