japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
"Phép màu" sau 20 năm chung sống với vết thương khó lành

"Phép màu" sau 20 năm chung sống với vết thương khó lành

27/05/2023

Bệnh nhân nam H.K.P (64 tuổi) đến với Trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu Bernard (Bernard Wound Care) với hi vọng chữa lành được vết loét tĩnh mạch đã chữa trị hơn 3 tháng không khỏi của mình. Tuy nhiên, đằng sau đó lại là câu chuyện “sống chung suốt 20 năm” với chứng suy giãn tĩnh mạch ít ai ngờ.

Ghép da đùi, chạy chữa khắp nơi và… cầu mong may mắn

Chú P. tâm sự mình đã được chẩn đoán mắc suy giãn tĩnh mạch đến nay cũng trên 20 năm, khoảng 10 năm trước, chú cũng có một vết thương tương tự như bây giờ, nhưng may mắn khỏi nhanh. Đến nay thì xuất hiện vết loét ở cổ chân trái lâu không khỏi. “Giờ tuổi đã cao, việc chữa trị không nhờ được vào may mắn nữa” - chú P. chia sẻ.

Thực tế, chú P. đã cùng vết loét lâu lành này đi thăm khám và điều trị ở một số bệnh viện trong suốt 3 tháng ròng. Chú cũng đã được thực hiện ghép da đùi cho vết thương, tuy nhiên việc ghép da không thành công. Vết loét không những không diễn tiến tốt mà còn có dấu hiệu nhiễm trùng.

vet-loet-do-nhiem-trung
Vết loét sau khi được ghép da, có dấu hiệu nhiễm trùng

Khi đến với Trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu Bernard, chú P. lúc đầu cũng mang tâm trạng không biết liệu mình có thể được chữa lành hay không. Sau khi thăm khám và thực hiện một số kiểm tra mạch máu chuyên sâu, chú được chẩn đoán mắc huyết khối tĩnh mạch sâu gây loét với hai bệnh lý nền: suy giãn tĩnh mạch và máu khó đông.

6 tuần điều trị vết loét tĩnh mạch theo mô hình đa chuyên khoa

Vết loét của chú P. không đơn giản là vết thương do trầy xước thông thường mà có liên quan đến bệnh lý mạch máu đi kèm dấu hiệu nhiễm trùng lớp da ghép. BS CKII. Phan Duy Kiên - Chuyên gia mạch máu Bernard - Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare, đã tư vấn điều trị theo mô hình đa chuyên khoa (Vết thương, Mạch máu, Phẫu thuật tạo hình...). Theo đó, cần loại bỏ lóp da ghép bị hư, can thiệp mạch máu xử lý huyết khối tĩnh mạch sâu và điều trị vết thương.

Đầu tiên, bệnh nhân được thực hiện cắt lọc, gắp bỏ phần da bị hư, sau đó thực hiện phẫu thuật xử lý huyết khối tĩnh mạch sâu. Trong 5 tuần sau đó, chú P. được tiếp tục điều trị và chăm sóc vết loét đúng cách, tỉ mỉ. Đồng thời, bệnh nhân được tư vấn điều trị bệnh lý nền song song theo phác đồ phù hợp.

vet-loet-can-dieu-tri
Vết thương đã lên mô hạt và hết tình trạng nhiễm trùng sau 1 tuần điều trị

Chỉ sau 1-2 lần thăm khám, vết thương của chú đã được ghi nhận là diễn tiến khả quan. Ở tuần thứ 2 điều trị, vết thương sạch, lên mô hạt, hết tình trạng nhiễm trùng và tiến triển lành thương tốt, đúng theo tiến độ của phác đồ điều trị.

Niềm hạnh phúc của bệnh nhân sau khi vết loét lành thương

Ở tuần thứ 6, khi được bác sĩ thông báo: Vết thương "đẹp" rồi nha, không cần lên khám nữa. Sự lo lắng, bồn chồn ban đầu khi đến với Bernard Wound Care, giờ đã được thay thế bởi niềm vui mừng: “Tôi hài lòng với cách điều trị này và đồng thời tôi rất mừng vì đã lành vết thương”.

Sau nhiều tháng điều trị vết loét không thành công ở nhiều nơi, vết loét của chú P. đã lành thương sau 6 tuần điều trị theo mô hình đa chuyên khoa được tư vấn bởi Bernard. Điều này cho thấy hiệu quả điều trị của mô hình đa chuyên khoa trong điều trị vết thương chuyên sâu và tầm quan trọng của việc điều trị “đúng chuyên khoa, đúng nơi” với những vết thương khó lành.

vet-thuong-kho-lanh
Vết loét lành thương sau 6 tuần điều trị tại Bernard

Nếu bạn đang ở trường hợp giống như chú H.K.P hoặc đang có vết thương nhiều tuần chưa khỏi (kéo dài trên 2 tuần), hãy liên hệ ngay với Bernard Wound Care qua hotline (+84) 28 3535 2468 để được các chuyên gia điều trị vết thương nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cụ thể!

Chia sẻ

Đã copy link
"Phép màu" sau 20 năm chung sống với vết thương khó lành

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương ngoài da nào không nên dùng oxy già rửa để tránh lâu lành?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị ngã xe và bị thương ở đầu gối. Tôi có dùng Oxy già để rửa vết thương và bôi thuốc đỏ. Nhưng vết thương đã 1 tuần rồi không lành, chảy dịch vàng nhiều ngày. Tôi có lên trạm y tế chăm sóc vết thương thì người ta bảo tình trạng này do tôi lạm dụng Oxy già để sát khuẩn vết thương. Vậy vết thương ngoài da nào không nên dùng Oxy già rửa để tránh lâu lành?
Vết thương lâu lành – Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
Vết thương lâu lành là vết thương từ 4 tuần trở lên không lành, còn được gọi là vết thương mạn tính (vết thương khó lành).
Vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”
Theo bác sĩ Trần Đoàn Đạo, vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”, nhưng nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác điều trị chuyên sâu chưa được chú trọng.
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?
Một vết thương từ 4-8 tuần không lành, cần phải thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?