VIE

HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text

VIE

Trang chủ
Vết thương
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

22/04/2024

Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Không chỉ vậy, khi vết thương lâu lành không được chăm sóc và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày.

Vậy vết thương lâu lành phải làm sao để tránh bị nặng hơn? Làm thế nào để tìm được phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Bernard Wound Care tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa trong bài viết dưới đây.

1. Vết thương lâu lành là như thế nào? 

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu đúng về bản chất vết thương lâu lành và phân biệt được đâu là vết thương lâu lành. Từ đó mới có thể biết được chăm sóc vết thương lâu lành phải làm sao cho đúng cách. 

Khi da gặp tổn thương, một chuỗi các phản ứng sinh học tự nhiên sẽ được “khởi động”. Đây còn được gọi là sự tương tác giữa các tế bào nhằm tái tạo lớp biểu bì và mô da, giúp vết thương dần được phục hồi. Thông thường đối với những vết thương không quá sâu, không chảy nhiều máu thì thời gian lành thương diễn ra trong khoảng từ 5 - 15 ngày. Với những vết thương được khâu bằng chỉ tự tiêu thì thời gian lành thương dao động trong khoảng 7 - 10 ngày và 10 - 21 ngày đối với vết thương sâu, cần làm các cuộc đại phẫu.

Với những vết thương không quá sâu thì thời gian lành thương trong khoảng từ 5 - 15 ngày
Với những vết thương không quá sâu thì thời gian lành thương trong khoảng từ 5 - 15 ngày
/figcaption>

Đó là thời gian lành thương thông thường, nếu vết thương của bạn kéo dài từ 4 đến 6 tuần thì được xem là vết thương mạn tính (hay còn được gọi là vết thương lâu lành). Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch lâu năm, tim mạch… thì vết thương kéo dài trên 2 tuần đã được xem là vết thương lâu lành. 

Đối với bệnh nhân đái tháo đường thì vết thương lâu lành trên 2 tuần được xem là vết thương mạn tính

Chính vì vậy, nếu bệnh nhân có biến chứng vết thương lâu lành ở một trong hai trường hợp trên thì nên đến ngay với các trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu hoặc các cơ sở y tế điều trị để được thăm khám và điều trị đúng cách, hạn chế những biến chứng nặng. 

Ngoài ra, những trường hợp bạn bị vết bỏng lâu lành, vết côn trùng cắn lâu lành hoặc hình thành những vết thương lâu lành có mủ thì cũng nên đến các sơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức, tránh biến chứng nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vết thương lâu lành nếu được thăm khám và điều trị đúng cách sẽ phục hồi nhanh chóng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế hình thành sẹo. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, việc duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối và đủ giấc ngủ, cũng sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục.

2. Dấu hiệu vết thương lâu lành cần thăm khám và điều trị sớm

Để nhận biết vết thương lâu lành cần thăm khám và điều trị, chúng ta cần hiểu rõ các dấu hiệu điển hình. Những dấu hiệu này không chỉ giúp nhận biết sớm tình trạng của vết thương, mà còn giúp chúng ta đưa ra quyết định kịp thời về việc tìm kiếm sự giúp đỡ y tế, chăm sóc vết thương lâu lành làm sao cho đúng cách. Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng mà bạn cần chú ý.

2.1 Vết thương kéo dài trên 2 tuần

Vết thương lâu lành trên 2 tuần ở những người mắc bệnh lý đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch (đã hình thành những vết loét lâu lành)... sẽ được đánh giá là vết thương mạn tính và cần được thăm khám ngay để nhận được các chẩn đoán y khoa, đồng thời có được phác đồ điều trị phù hợp. 

2.2 Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu vết thương của bạn có các dấu hiệu như vết thương có mủ, sưng tấy, tiết dịch hôi, đau nhức… đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, bạn nên đến các trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu ngay lập tức, không được tự ý điều trị hay hút dịch bằng các phương pháp dân gian.

Dấu hiệu bệnh nhân cần đến ngay các trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu để được điều trị đúng cách
Dấu hiệu bệnh nhân cần đến ngay các trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu để được điều trị đúng cách

2.3 Vết chai, cục chai phát triển thành lỗ đáo trong lòng bàn chân

Đây là biến chứng điển hình của bệnh lý bàn chân đái tháo đường. Thông thường những vết chai, cục chai sẽ được hình thành tại những vùng chịu lực của bàn chân như: đầu xương đốt bàn chân, gót chân, mặt lòng của gót chân hình vuốt và kèm theo các đặc điểm như khô da, nứt nẻ. Sau thời gian dài không được chữa trị đúng cách thì vết thương sẽ phát triển thành lỗ đáo trong lòng bàn chân, gây nên tình trạng vòm bàn chân biến dạng, các khớp xương bàn bị lệch. 

2.4 Ngón chân tím tái

Tình trạng ngón chân tím tái đi kèm với các dấu hiệu thiếu máu nuôi chi do tắc động mạch như: mất mạch ngoại biên, đau cách hồi trước khi xuất hiện vết loét, da khô, nhợt nhạt, tím…rất có thể bạn đang mắc vết thương loét động mạch chi dưới, một trong những biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý xơ vữa động mạch, tim mạch và cả đái tháo đường.

Ngón chân tím tái là dấu hiệu ban đầu của vết loét động mạch chi dưới
Ngón chân tím tái là dấu hiệu ban đầu của vết loét động mạch chi dưới

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy vết thương lâu lành cần được can thiệp thăm khám và điều trị sớm, tránh để lại những biến chứng cho cơ thể người bệnh. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào bất thường. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về vết thương của mình, đừng ngần ngại liên hệ với Bernard Wound Care. Việc chăm sóc kịp thời và đúng cách cho vết thương là chìa khóa để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.

3. Vì sao chọn điều trị vết thương khó lành tại Bernard Wound Care?

Vết thương khó lành là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, vết thương khó lành có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, viêm, loét, hoại tử và thậm chí là tử vong. 

Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 10 triệu ca bị thương mỗi năm, trong đó có 30% là vết thương mãn tính, gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để giải quyết vấn đề này, Bernard Wound Care là một trong những địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ điều trị vết thương khó lành hiệu quả và an toàn. Vậy tại sao bạn nên chọn Bernard Wound Care để điều trị vết thương khó lành của mình?

3.1 Mô hình điều trị đa chuyên khoa

Để giúp người bệnh có được sự chăm sóc tốt nhất cho vết thương của mình, Bernard Wound Care đã áp dụng mô hình điều trị đa chuyên khoa, kết hợp giữa các bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát, nội tiết, bỏng, chỉnh hình…. Mô hình này giúp đánh giá toàn diện nguyên nhân và tình trạng của vết thương, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

3.2 Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm

Bernard Wound Care có đội ngũ bác sĩ và y tá chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm trong việc chăm sóc và điều trị vết thương khó lành cho bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ luôn cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực này, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình khám và điều trị.

Đối với chuyên khoa vết thương, bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị bởi thầy thuốc ưu tú, BS Trần Đoàn Đạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard – nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy. 

3.3 Hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng điều trị bằng công nghệ cao

Bernard Wound Care sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại trong điều trị vết thương khó lành như hệ thống cắt lọc bằng dao siêu âm, ghép da nhân tạo ứng dụng công nghệ tế bào gốc, biện pháp nén ép trong điều trị loét tĩnh mạch, biện pháp giảm áp…. Những công nghệ này giúp kích thích quá trình tái tạo mô, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau và tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân. Với những ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành thương, tiết kiệm thời gian thăm khám cho người bệnh. 

3.4 Điều trị lành thương, bảo tồn, thẩm mỹ theo phác đồ cá nhân hóa

Đặc biệt, Bernard Wound Care còn áp dụng phác đồ điều trị cá nhân hóa cho từng loại vết thương, nhằm đạt được mục tiêu lành thương nhanh chóng, bảo tồn chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh. Phác đồ này dựa trên các yếu tố như: loại vết thương, giai đoạn phục hồi, mức độ nhiễm trùng, tình trạng dinh dưỡng và tiền sử bệnh lý. 

Bernard Wound Care luôn quan tâm đến sự hài lòng của bệnh nhân. Chúng tôi luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vết thương khó lành trong suốt quá trình điều trị, để đảm bảo bạn có được kết quả tốt nhất.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề với vết thương khó lành, hãy liên hệ ngay với Bernard Wound Care để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một dịch vụ chất lượng, an toàn và hiệu quả. Bernard Wound Care - Đồng hành cùng bạn chữa lành vết thương.

4. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn một số thông tin cơ bản về vết thương lâu lành, các dấu hiệu nhận biết, các nguyên nhân thường gặp và chăm sóc vết thương lâu lành phải làm sao cho đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc vết thương của mình một cách tốt nhất.

Chia sẻ

Đã copy link
4312
Bình chọn
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành
Đau là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân vết thương, đặc biệt ở vết thương lâu lành do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đau lại là khía cạnh thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết thương.
Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách
Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách
Quá trình lành của vết thương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ nghiêm trọng của vết thương, cách chăm sóc và xử lý vết thương từ giai đoạn đầu và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.
Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu, vết thương lâu lành uy tín tại TPHCM
Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu, vết thương lâu lành uy tín tại TPHCM
Với sứ mệnh mang đến giải pháp toàn diện cho những bệnh nhân cần điều trị vết thương lâu lành, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard đã cho ra mắt Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care.
Tìm hiểu quy trình thăm khám vết thương hở lâu lành tại Bernard Wound Care
Tìm hiểu quy trình thăm khám vết thương hở lâu lành tại Bernard Wound Care
Vết thương hở lâu lành là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là những người bị tiểu đường, bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch hay bị chấn thương nặng.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Bác sĩ chỉ ra yếu tố then chốt giúp lành thương ở người có vết loét bàn chân đái tháo đường
Bác sĩ chỉ ra yếu tố then chốt giúp lành thương ở người có vết loét bàn chân đái tháo đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường khi có vết loét lâu lành ở chân, chỉ chăm chăm vào điều trị vết loét mà quên việc tìm nguyên nhân gây ra vết loét để điều trị tận gốc khiến vết thương tái đi tái lại.
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?