japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủTin Tổng Hợp
Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu, vết thương lâu lành uy tín tại TPHCM

Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu, vết thương lâu lành uy tín tại TPHCM

22/04/2024

Với sứ mệnh mang đến giải pháp toàn diện cho những bệnh nhân cần điều trị vết thương lâu lành, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard đã cho ra mắt Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care.

Đây là đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu đầu tiên tại TPHCM, được thành lập với mong muốn mang đến cho người bệnh một dịch vụ y tế chất lượng cao, giúp họ nhanh chóng khắc phục vấn đề vết thương lâu lành và trở lại cuộc sống bình thường. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về các dịch vụ mà Bernard Wound Care trong bài viết dưới đây.

1. Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều vị vết thương lâu lành đúng cách

Các vết thương mạn tính hay còn được gọi là vết thương khó lành, là những vết thương không thể phục hồi trong khoảng thời gian từ 4 đến 8 tuần. Mọi loại vết thương đều có khả năng trở thành trạng thái khó lành. Đặc biệt, tình trạng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý như đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, suy tim và những bệnh lý liên quan đến tim mạch, mạch máu. 

Theo thầy thuốc ưu tú, BS CK2 Trần Đoàn Đạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard – nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy đã từng chia sẻ: “Vết thương xuất hiện ở hầu hết các chuyên khoa, không một chuyên khoa nào là ngoại lệ. Một vết thương không được chăm sóc, điều trị đúng và kịp thời sẽ rất khó lành, có nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn, hậu quả phải tháo ngón, đoạn chi hoặc đe dọa tính mạng người bệnh”

TTUT, BS CK2 Trần Đoàn Đạo thăm khám bệnh nhân tại Bernard Wound Care
TTUT, BS CK2 Trần Đoàn Đạo thăm khám bệnh nhân tại Bernard Wound Care

Do đó, nếu vết thương lâu lành không được điều trị đúng cách sẽ để lại rất nhiều hậu quả nặng nề như: 

  • Vết thương bị nhiễm trùng gây ra các tình trạng vết thương bị phù nề, sưng tấy, tiết dịch hôi, chảy mủ, đau nhức…
  • Vết thương loét sâu và tổn thương đến xương, khớp phải tháo ngón. 
  • Vết thương loét sâu có dấu hiệu viêm tủy xương, hoại tử có nguy cơ phải đoạn chi. 

Có thể nhận thấy rằng phần lớn những biến chứng nguy hiểm từ vết thương lâu lành xuất phát từ nguyên nhân người bệnh không thăm khám và điều trị đúng cách. Thực tế hiện nay rất nhiều bệnh nhân không nhận thức về tình trạng vết thương, cũng như không có kiến thức chăm sóc vết thương dẫn đến tình trạng vết thương để lại những biến chứng khó xử lý. 

Chính vì vậy, Bernard Healthcare đã thành lập đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care. Với mong muốn mang đến dịch vụ chăm sóc tận tâm và chuyên nghiệp cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc điều trị vết thương lâu lành.

2. Những đối tượng có nguy cơ cao bị vết thương lâu lành

2.1 Bệnh nhân đái tháo đường

Theo số liệu được thu thập trong giai đoạn từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2023, tại Bernard Wound Care đã tiếp nhận và điều trị hơn 940.000 ca điều trị vết thương khó lành. Trong đó, biến chứng vết thương bàn chân lâu lành từ các bệnh nhân có bệnh lý đái tháo đường chiếm hơn 50% tổng số ca điều trị. 

Có thể thấy bệnh lý đái tháo đường chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành. Và đây cũng chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng vết thương lâu lành. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân đái tháo đường xuất hiện vết thương khó lành kèm theo các dấu hiệu sau đây thì cần phải đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám và điều trị: 

  • Đường huyết không kiểm soát được.
  • Cảm thấy sốt, ớn lạnh, phù nề tại vị trí vết thương. 
  • Xuất hiện các vết loét ở lòng bàn chân. 
  • Bàn chân mất cảm giác, tê bì do biến chứng thần kinh ngoại vi. 
Vết thương bàn chân lâu lành là biến chứng từ bệnh lý đái tháo đường
Vết thương bàn chân lâu lành là biến chứng từ bệnh lý đái tháo đường

2.2 Người bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm

Người bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm sẽ dễ gặp tình trạng loét tĩnh mạch, một trong những biến chứng vết thương lâu lành thường gặp. Nguyên nhân của tình trạng này là do tĩnh mạch chi dưới bị suy yếu gây ứ đọng máu kém oxy ở chân, dẫn đến hình thành vết loét ướt, chảy dịch trong hoặc dịch vàng. Đây là mức độ nặng nhất của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Trong một số trường hợp nặng, sẽ gây nên tình trạng hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc lòng tĩnh mạch sâu.

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch lâu năm sẽ gây nên các biến chứng loét tĩnh mạch
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch lâu năm sẽ gây nên các biến chứng loét tĩnh mạch

Hiện nay, Bernard Wound Care có 2 phương pháp điều trị tình trạng vết thương lâu lành do suy giãn tĩnh mạch chính là: 

  • Can thiệp nội mạch ít xâm lấn. 
  • Kỹ thuật tiêm xơ chọn lọc dưới vết loét.

Cả 2 phương pháp này đều là kỹ thuật mới và yêu cầu tay nghề nâng cao của các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu. Bạn có thể đến ngay với Bernard Wound Care để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp từ các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. 

2.3 Những đối tượng khác

Bên cạnh những nhóm người có bệnh lý nền đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch… có nguy cơ cao mắc các biến chứng vết thương lâu lành. Thì sẽ có số ít người có nguy cơ gặp tình trạng vết thương lâu lành, bao gồm: 

  • Nhóm phụ nữ đang trong thai kỳ, có những thay đổi về nội tiết tố trong thời gian dài. 
  • Bệnh nhân nằm một chỗ lâu ngày, người bị liệt. 
  • Nhân viên văn phòng có nhu cầu đứng lâu và ngồi nhiều. 
  • Người cao tuổi hoặc nhóm người có thói quen ít vận động.
Bệnh nhân nằm một chỗ lâu ngày cũng sẽ xuất hiện các vết loét, vết thương lâu lành do tì đè
Bệnh nhân nằm một chỗ lâu ngày cũng sẽ xuất hiện các vết loét, vết thương lâu lành do tì đè

Đây là nhóm số ít có nguy cơ mắc biến chứng vết thương lâu lành. Phương pháp điều trị cho nhóm người này sẽ đơn giản và mất ít thời gian điều trị hơn, chỉ cần có những thay đổi tích cực trong thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. 

3. Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care 

Bernard Wound Care là đơn vị chuyên chăm sóc và điều trị vết thương lâu lành, chuyên tập trung vào các vết loét bàn chân đái tháo đường, vết loét tĩnh mạch, loét động mạch chi dưới và điều trị sẹo. Với mô hình điều trị đa chuyên khoa, giúp cho bệnh nhân được chăm sóc và điều trị tối ưu, không phải luân chuyển giữa nhiều chuyên khoa khác nhau. Mô hình này giúp nâng cao hiệu quả điều trị vết thương mạn tính, giúp cho bệnh nhân tiết kiệm chi phí điều trị và thời gian nằm viện. 

Bernard Wound Care hiện đang cung cấp một loạt các dịch vụ điều trị vết thương chuyên sâu, bao gồm:

3.1 Tư vấn điều trị loét do suy giãn tĩnh mạch

Vết thương, vết loét suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị đúng ở các trung tâm vết thương có chuyên khoa phẫu thuật mạch máu thì khó để đạt được hiệu quả như mong đợi. 

Bernard Wound Care sở hữu chuyên khoa phẫu thuật mạch máu do bác sĩ…trực tiếp tiếp nhận và điều trị. Kết hợp với mô hình đa chuyên khoa, bệnh nhân mắc vết loét do suy giãn tĩnh mạch sẽ được điều trị tối ưu. 

3.2 Tư vấn và điều trị phục hồi sẹo xấu, vết thương do bỏng

Bệnh nhân được tư vấn và điều trị trực tiếp bởi thầy thuốc ưu tú, BS Trần Đoàn Đạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard – nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy, giúp đưa ra quy trình điều trị lành thương, bảo tồn thẩm mỹ theo phác đồ cá nhân hóa, giúp bệnh nhân cải thiện hình dạng và chất lượng của sẹo.

3.3 Thăm khám loét do tỳ đè

Loét do tỳ đè là một tình trạng phổ biến và nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những: bệnh nhân nằm một chỗ lâu ngày, người bị liệt… Bernard Wound Care cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị chuyên nghiệp, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân.

3.4 Tư vấn điều trị loét do tắc động mạch chi dưới

Tại Bernard Wound Care quy trình điều trị loét do tắc động mạch chi dưới được chia làm 3 bước, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu cảm giác đau đớn cũng như là biến chứng cho người bệnh, bao gồm: 

  • Đánh giá toàn diện tổn thương mạch máu và bệnh lý nền
  • Tái thông mạch máu
  • Chăm sóc vết loét động mạch

Tóm lại, những vết thương chuyên sâu, vết thương lâu lành có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, việc tìm kiếm một đơn vị điều trị vết thương uy tín và chất lượng là rất quan trọng.

Bernard Wound Care là một trong những đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường tại TPHCM. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị khoa học, Bernard Wound Care sẽ mang đến cho bạn dịch vụ điều trị vết thương lâu lành hiệu quả và tận tâm.

Chia sẻ

Đã copy link
Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu, vết thương lâu lành uy tín tại TPHCM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận diện các vết thương lâu lành
Trong lâm sàng, vết thương được phân thành hai loại vết thương cấp tính và vết thương mạn tính. Vết thương cấp tính là vết thương mới, có chảy máu nhưng sẽ lành sau thời gian tối đa 3-4 tuần.
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành
Đau là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân vết thương, đặc biệt ở vết thương lâu lành do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đau lại là khía cạnh thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết thương.
Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách
Quá trình lành của vết thương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ nghiêm trọng của vết thương, cách chăm sóc và xử lý vết thương từ giai đoạn đầu và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.
Vết thương lâu lành – Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
Vết thương lâu lành là vết thương từ 4 tuần trở lên không lành, còn được gọi là vết thương mạn tính (vết thương khó lành).
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"