japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách

Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách

22/04/2024

Quá trình lành của vết thương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ nghiêm trọng của vết thương, cách chăm sóc và xử lý vết thương từ giai đoạn đầu và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.

Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc vết thương lâu lành, cần cân nhắc và đáp ứng tốt các yếu tố trên để quá trình lành thương được diễn ra nhanh chóng. 

Vậy, người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành như thế nào thì hợp lý? Hãy cùng Bernard Wound Care khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? 

1.1 Protein

Khi cơ thể phản ứng với chấn thương thì nhu cầu trao đổi chất tại vùng vết thương có thể tăng lên. Điều này dẫn đến việc cơ thể mất một lượng lớn protein qua dịch tiết từ vết thương hở. Do đó, nhu cầu về protein của bệnh nhân bị vết thương lâu lành có thể tăng lên 250% và nhu cầu về năng lượng là 50%. Các tế bào tham gia vào quá trình chữa lành vết thương cần protein để hình thành và hoạt động. Do đó, việc mất protein có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc vết thương lâu lành, người bệnh phải liên tục bổ sung đầy đủ protein thông qua các thực phẩm như: thịt nạc, trứng, sữa…

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phục hồi vết thương
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phục hồi vết thương

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường hoặc có những bất thường trong chỉ số đường huyết thì việc bổ sung protein cũng rất cần thiết. Bởi vì nồng độ glucose trong máu cao có thể làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng gây ra sự thiếu hụt vi chất cho cơ thể, cụ thể như: protein, magie, kẽm, B12, B6…

1.2 Axit amin

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt chất axit amin mang lại những hiệu quả nhất định trong việc điều trị vết thương lâu lành. Những axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương là arginine và glutamine.

Glutamine với đặc tính hỗ trợ trao đổi chất, enzym, chống oxy hóa, miễn dịch giúp cho vết thương hạn chế tình trạng nhiễm trùng, sưng, viêm. Riêng đối với những bệnh nhân có vết thương lâu lành, liều bổ sung arginine được khuyến nghị là 4,5 g/ngày. 

1.3 Carbohydrates

Cơ thể cần bổ sung một lượng carbohydrates vừa đủ để cung cấp năng lượng, đồng thời đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Có thể bổ sung carbohydrates thông qua các nguồn thực phẩm như: gạo, bánh mì, yến mạch…

Carbohydrates đóng vai trò cung cấp năng lượng, thúc đẩy quá trình lành thương
Carbohydrates đóng vai trò cung cấp năng lượng, thúc đẩy quá trình lành thương

1.4 Nước

Khi cơ thể có các vết thương, vết loét lâu lành thì việc bổ sung đủ nước trở nên cực kỳ quan trọng để cân bằng lượng dịch mất đi từ vết thương. Chính vì vậy, nếu không có yêu cầu đặc biệt từ bác sĩ điều trị thì bạn nên bổ sung đủ nước mỗi ngày. 

1.5 Vitamin và các khoáng chất

Đối với những vết thương lâu lành, vết bỏng lâu lành thì cần bổ sung một lượng lớn vitamin giúp tái tạo collagen, giúp phục hồi phần da bị tổn thương và vitamin C chính là hoạt chất đáp ứng tốt yêu cầu này. Vitamin C giúp tạo ra các mô mới, dây chằng, mạch máu cho da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể hạn chế tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng vết thương. Các loại trái cây có vị chua và rau xanh là nguồn cung cấp phong phú của Vitamin C. Tuy nhiên, khi chế biến, bạn cần cẩn thận để không làm mất đi lượng vitamin quý giá này. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại trái cây có vị chua như: cà chua, chanh, dâu, ổi….

Bên cạnh vitamin C thì vitamin A cũng là một hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp kích thích tăng sinh collagen và rất cần thiết cho quá trình tái tạo vết thương. Bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua các nhóm rau củ đậm màu như: rau xanh, khoai lang…Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B, E giúp vết thương nhanh lành hơn. 

Lưu ý rằng, mỗi cơ thể có đặc điểm sinh lý, bệnh lý khác nhau, cần chế độ dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, mỗi bệnh nhân phải có một chiến lược dinh dưỡng riêng phù hợp và được tư vấn đầy đủ, không thể dùng một phác đồ chung cho tất cả mọi người. 

2. Cách chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách

Vừa rồi, Bernard Wound Care đã giúp bạn biết được người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì. Để vết thương nhanh lành hơn ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ thì người bệnh cũng cần được chăm sóc vết thương đúng cách và cần được tiến hành ngay khi mới phát hiện để tránh để lại những biến chứng như vết thương lâu lành có mủ, nhiễm trùng, viêm…

Để chăm sóc vết thương, bạn cần đảm bảo tuân thủ theo các bước sau đây: 

  • Sử dụng băng gạc để thấm sạch dịch mủ, chất nhầy tại vị trí vết thương hở. Lặp lại cho đến khi vết thương khô và không tiết dịch nữa. Lưu ý không thay băng gạc bằng bông gòn.
  • Vệ sinh vết thương thật tốt với các dung dịch sát khuẩn, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cơ hội.
  • Sử dụng băng gạc để băng bó vết thương và giữ vết thương luôn khô thoáng, sạch sẽ. Lưu ý không băng vết thương quá chặt gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu tại vị trí vết thương. 

Tuy vậy, Bernard Wound Care nhấn mạnh rằng phương pháp chăm sóc vết thương này chỉ phù hợp với những vết thương mới hình thành, không có biến chứng bất thường. Nếu vết thương lan rộng, mưng mủ, tấy và làm cho người bệnh sốt, đau nhức thì cần đến các cơ sở y tế để được xử lý sưng viêm, cắt lọc lại những vị trí bị nhiễm trùng hoặc hoại tử. 

Trong suốt quá trình chăm sóc nếu không có chỉ định trực tiếp từ bác sĩ thì không nên tự ý sử dụng các loại thuốc làm ngăn chặn quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể như: thuốc kháng viêm, corticoid. Việc sử dụng những loại thuốc này ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể hoặc nếu sử dụng trong thời gian quá dài sẽ gây nên các biến chứng suy thận, phù nề các chi… làm chi vết thương nghiêm trọng hơn. 

Tự ý điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng phù nề, sưng tấy chi…
Tự ý điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng phù nề, sưng tấy chi…

Bạn có thể kết hợp chăm sóc vết thương và các hoạt động thể chất lành mạnh, vừa sức. Giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, góp phần thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn. 

3. Người bệnh nên lựa chọn điều trị vết thương chuyên sâu ở đâu? 

Như Bernard Wound Care đã đề cập ở trên thì các đề xuất về chế độ dinh dưỡng và phương pháp chăm sóc vết thương lâu lành chỉ phù hợp với những vết thương không nghiêm trọng, không viêm, mưng mủ…. Đối với những vết thương lâu lành trong thời gian quá dài (từ 4 đến 6 tuần) và kèm theo các đặc điểm như: 

  • Màu da bất thường ở bàn chân, da chân khô và có dấu hiệu nứt nẻ ở gót chân, khóe chân…hoặc sưng tấy ở vị trí bàn chân, mắt cá chân…
  • Người bệnh cảm thấy châm chích ở bàn chân, mắt cá chân…
  • Mất cảm giác ở ngón chân và bàn chân, thường xuyên bị rơi giày, dép. 
  • Xuất hiện các vết loét, viêm, sưng, mưng mủ….
  • Người bệnh cảm thấy sốt, ớn lạnh…
  • Vết thương lâu lành xuất hiện ở người có bệnh lý đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch…

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên thì cần đưa người bệnh đến thăm khám tại các đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu khó lành để được thăm khám và điều trị tốt nhất. 

Bernard Wound Care là một trong những đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu, vết thương lâu lành đầu tiên tại TPHCM. Với mô hình đa chuyên khoa trong chăm sóc, điều trị vết thương, phương pháp điều trị tại Bernard Wound Care vừa giúp tối ưu hiệu quả điều trị lành thương mạn tính, vừa giúp bệnh nhân giảm thời gian nằm viện và tiết kiệm được chi phí điều trị.

3.1 Công nghệ hỗ trợ lành vết thương nhanh chóng

Bernard Wound Care không chỉ ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong việc hỗ trợ lành vết thương, mà còn tập trung vào việc tạo ra một quá trình điều trị thoải mái và dễ chịu cho người bệnh. Bằng cách ứng dụng các công nghệ hỗ trợ lành vết thương, chúng tôi đã rút ngắn đáng kể thời gian điều trị, giúp cho người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Một số công nghệ, phương pháp và thiết bị tiên tiến của Bernard Wound Care như:

  • Hệ thống cắt lọc bằng sao siêu âm.
  • Hệ thống hút áp lực âm kèm tưới rửa giúp kiểm soát dịch tiết & kích thích mô hạt.
  • Băng gạc sinh học thế hệ mới giúp kiểm soát dịch tiết & cân bằng độ ẩm vết thương.
  • Ghép da nhân tạo ứng dụng công nghệ tế bào gốc.
  • Biện pháp nén ép trong điều trị loét tĩnh mạch.
Việc áp dụng biện pháp nén ép giúp nâng cao hiệu quả lành vết thương nhanh chóng, giảm thiểu tình trạng tái phát
Việc áp dụng biện pháp nén ép giúp nâng cao hiệu quả lành vết thương nhanh chóng, giảm thiểu tình trạng tái phát
  • Biện pháp giảm áp.

3.2 Điều trị lành thương, bảo tồn, thẩm mỹ theo phác đồ cá nhân hóa

Mỗi người có một cơ địa, tình trạng sức khỏe riêng, do đó việc tạo ra một kế hoạch điều trị phù hợp với từng cá nhân là điều cần thiết.

Tại Bernard Wound Care, chúng tôi không chỉ tập trung vào việc lành thương, mà còn quan tâm đến việc bảo tồn và thẩm mỹ. Chúng tôi hiểu rằng việc hồi phục không chỉ là làm lành vết thương, mà còn liên quan đến việc giữ cho da khỏe mạnh, hạn chế để lại sẹo và biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Bernard Wound Care điều trị lành thương, thẩm mỹ theo phác đồ cá nhân
Bernard Wound Care điều trị lành thương, thẩm mỹ theo phác đồ cá nhân

Với sự chăm sóc chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực vết thương và phẫu thuật tạo hình. Bernard Wound Care cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm điều trị tốt nhất, giúp bạn nhanh chóng hồi phục và cảm thấy tự tin với sau khi vết thương được điều trị khỏi. 

3.3 Điều trị vết thương theo mô hình đa chuyên khoa

Bernard Wound Care hỗ trợ chăm sóc vết thương lâu lành theo mô hình đa chuyên khoa
Bernard Wound Care hỗ trợ chăm sóc vết thương lâu lành theo mô hình đa chuyên khoa

Điều trị vết thương không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc vết thương, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng của nhiều chuyên khoa khác nhau. Tại Bernard Wound Care, chúng tôi áp dụng mô hình đa chuyên khoa trong việc điều trị vết thương, với sự hợp tác của các bác sĩ và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: 

  • Phục hồi chức năng
  • Kỹ thuật viên
  • Điều dưỡng
  • Dinh dưỡng
  • Gây mê
  • Nội tiết
  • Bỏng
  • Nội tổng quát
  • Chỉnh hình
  • Tạo hình thẩm mỹ
  • Mạch máu

Mỗi chuyên gia đều đóng góp kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình vào quá trình điều trị, giúp tạo ra một phác đồ điều trị toàn diện và hiệu quả.

Với những nội dung vừa rồi Bernard Wound Care tin chắc rằng bạn đã biết được rằng người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì và phương pháp chăm sóc đúng cho từng tình trạng vết thương lâu lành, hỗ trợ quá trình điều trị trở đạt hiệu quả.

Chia sẻ

Đã copy link
Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!
Việc điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), loét bàn chân đái tháo đường thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.
Nhận diện các vết thương lâu lành
Trong lâm sàng, vết thương được phân thành hai loại vết thương cấp tính và vết thương mạn tính. Vết thương cấp tính là vết thương mới, có chảy máu nhưng sẽ lành sau thời gian tối đa 3-4 tuần.
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành
Đau là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân vết thương, đặc biệt ở vết thương lâu lành do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đau lại là khía cạnh thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết thương.
Vết thương lâu lành – Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
Vết thương lâu lành là vết thương từ 4 tuần trở lên không lành, còn được gọi là vết thương mạn tính (vết thương khó lành).
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?
Một vết thương từ 4-8 tuần không lành, cần phải thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?