japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBản tin Bernard
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?

Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?

16/12/2023

Một vết thương từ 4-8 tuần không lành, cần phải thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.

Vết thương khó lành – “Dịch bệnh thầm lặng”, hậu quả khốc liệt

Thầy thuốc ưu tú, BS cao cấp, BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard – Nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: Một vết thương không được chăm sóc, điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến vết thương khó lành (lâu lành), có nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn, hậu quả phải tháo ngón, đoạn chi….”

Thầy thuốc ưu tú, BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy – Người đã dành hơn 40 năm tận tụy chăm sóc điều trị cho bệnh nhân vết thương, bỏng.
Thầy thuốc ưu tú, BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy – Người đã dành hơn 40 năm tận tụy chăm sóc điều trị cho bệnh nhân vết thương, bỏng.

Về cơ bản các vết thương khó lành (vết thương mạn tính) là vết thương không lành trong vòng 4-8 tuần. Bất cứ vết thương nào cũng có thể trở thành khó lành và đặc biệt thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, suy tim… Hiện nay, trên toàn thế giới, vết thương khó lành đang được xem là một “bệnh dịch thầm lặng”. Tại Mỹ cứ trung bình 30.000 dân là có một trung tâm điều trị vết thương. Tại Việt Nam, nhu cầu chăm sóc, điều trị vết thương của người dân rất lớn, tuy nhiên, chuyên khoa vết thương là mảng tương đối mới.

BS CK2 Phan Duy Kiên - Chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare cho biết: Nhiều trường hợp bệnh nhân bị vết thương nhiều tuần không lành, khi đi khám mới biết mình bị đáo tháo đường (tiểu đường). “Các chuyên gia cảnh báo: người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” – BS. Kiên chia sẻ.

Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu – Bàn chân đái tháo đường đầu tiên tại TP.HCM

Ngày 02 tháng 12 vừa qua, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tại cơ sở Bernard Healthcare 22 Phan Đình Giót, quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh, tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.

Trong buổi lễ ra mắt, TS.BS Lê Trường Giang – Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM chia sẻ “Bernard một cơ sở y tế tư nhân nhưng rất tâm huyết, đầu tư bài bản vào lĩnh vực chăm sóc vết thương mà không đặt nặng vấn đề lợi ích kinh tế đây là điều tôi rất nể phục. Hội Y tế Công cộng TP.HCM sẵn sàng nhập cuộc để đưa đơn vị chăm sóc vết thương này đến với cộng đồng, chăm sóc cho những người bệnh đang có nhu cầu nhưng không có đủ khả năng về tài chính và điều kiện sức khỏe”.

TS.BS Lê Trường Giang tham dự và phát biểu tại Lễ ra mắt Bernard Wound Care – đơn vị chuyên sâu điều trị vết thương khó lành đầu tiên tại TP.HCM
TS.BS Lê Trường Giang tham dự và phát biểu tại Lễ ra mắt Bernard Wound Care – đơn vị chuyên sâu điều trị vết thương khó lành đầu tiên tại TP.HCM

Được biết đơn vị vết thương Bernard đã tiếp nhận và điều trị hơn nghìn lượt khám và điều trị vết thương khó lành sau gần 3 năm, trước khi chính thức tách thành đơn vị ngọai khoa chuyên sâu. Trong đó, bệnh nhân bị loét bàn chân đái tháo đường chiếm tỉ lệ đến hơn 50% tổng số ca vết thương.

Bà Nguyễn Nam Phương – Tổng Giám Đốc Bernard Healthcare chia sẻ lý do đầu tư phát triển mảng chăm sóc và điều trị vết thương
Bà Nguyễn Nam Phương – Tổng Giám Đốc Bernard Healthcare chia sẻ lý do đầu tư phát triển mảng chăm sóc và điều trị vết thương

Bà Nguyễn Nam Phương, Tổng giám đốc Bernard Healthcare chia sẻ lý do chọn mảng “khó nhằn”: Trước hết là vì Bernard vinh dự được đồng hành cùng Bác sĩ CK2 Trần Đoàn Đạo – một người trong hơn 4 thập kỷ đã cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân vết thương. Bên cạnh đó, Bernard may mắn còn có sự đồng hành của thế hệ bác sĩ trẻ tài năng tiếp nối bác sĩ Đạo phát triển chuyên ngành vết thương tại Việt Nam. “Từ lẽ đó, Bernard nhận thấy trách nhiệm và sứ mệnh của mình là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ tốt nhất có thể, nối dài cánh tay, cùng với các bác sĩ giúp bệnh nhân vết thương không còn loay hoay, bơ vơ để rồi phải chịu hậu quả đáng tiếc!”– Bà Nam Phương xúc động nói tại buổi lễ.

Việc thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương (Bernard Wound Care) có ý nghĩa quan trọng, góp phần “giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng” – là nơi đáng tin cậy để người dân an tâm thăm khám và điều trị, giúp các bệnh nhân vết thương được tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến.

“Chăm sóc vết thương” và chuỗi hoạt động cộng đồng

Trong lễ công bố, quyển sách “Chăm sóc vết thương” do BS CK2 Trần Đoàn Đạo chủ biên cùng các cộng sự cũng được giới thiệu. Sách gồm nhiều chủ đề xoay quanh các loại vết thương thường gặp như vết thương tiết dịch, tổn thương do tì đè, loét bàn chân đái tháo đường, loét mạch máu ngoại biên, vết thương do bỏng, sẹo…

Giới thiệu sách “Chăm sóc vết thương” và chuỗi hoạt động cộng đồng hướng đến bệnh nhân vết thương mạn tính có hoàn cảnh khó khăn
Giới thiệu sách “Chăm sóc vết thương” và chuỗi hoạt động cộng đồng hướng đến bệnh nhân vết thương mạn tính có hoàn cảnh khó khăn

Trong thời gian tới, Hội Y tế Công Cộng TP.HCM và Bernard Wound Care cũng sẽ thực hiện chương trình cộng đồng, tầm soát phòng ngừa biến chứng loét ở người tiểu đường; thăm khám và điều trị miễn phí cho các bệnh nhân vết thương khó lành có hoàn cảnh khó khăn.

Nguồn báo soha.vn

Chia sẻ

Đã copy link
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Nhận diện các vết thương lâu lành
Trong lâm sàng, vết thương được phân thành hai loại vết thương cấp tính và vết thương mạn tính. Vết thương cấp tính là vết thương mới, có chảy máu nhưng sẽ lành sau thời gian tối đa 3-4 tuần.
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương ngoài da nào không nên dùng oxy già rửa để tránh lâu lành?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị ngã xe và bị thương ở đầu gối. Tôi có dùng Oxy già để rửa vết thương và bôi thuốc đỏ. Nhưng vết thương đã 1 tuần rồi không lành, chảy dịch vàng nhiều ngày. Tôi có lên trạm y tế chăm sóc vết thương thì người ta bảo tình trạng này do tôi lạm dụng Oxy già để sát khuẩn vết thương. Vậy vết thương ngoài da nào không nên dùng Oxy già rửa để tránh lâu lành?
Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!
Việc điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), loét bàn chân đái tháo đường thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.