japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường

Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường

12/05/2023

Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?

Vết thương lâu lành là do nguyên nhân nào?

vet-thuong-lau-lanh
Một vết thương lâu lành là dấu hiệu cơ thể đang gặp các vấn đề sức khỏe

Vết thương nhỏ, vết trầy xước là các tổn thương ngoài da, cơ thể sẽ tự chữa lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên vì một số vấn đề sức khỏe có thể làm chậm quá trình lành thương như:

  • Vị trí vết thương: các vùng như gót chân, vùng tì đè khi nằm của cơ thể sẽ chậm lành thương hơn.
  • Tình trạng viêm, nhiễm trùng: vết thương hở nếu không chăm sóc kĩ, dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm, nhiễm trùng.
  • Tuổi tác: Những người trên 60 tuổi có thể chậm lành vết thương hơn.
  • Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đủ chất hoặc kiêng khem quá mức sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình lành thương.
  • Uống quá ít nước: cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến việc thiếu độ ẩm trên bề mặt vết thương, làm chậm quá trình hồi phục.
  • Sử dụng các chất kích thích: việc hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ làm quá trình lành thương chậm lại
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường khi có vết thương sẽ chậm lành hơn.
  • Trong đó, người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, khi có vết thương sẽ chậm lành hơn.
benh-ly-dai-thao-duong-thanh-vet-thuong
Người mắc bệnh lý đái tháo đường khi bị thương sẽ chậm lành hơn

Vết thương lâu lành: dấu hiệu cảnh báo có thể bạn mắc đái tháo đường

Thực tế có nhiều người mắc bệnh đái tháo đường nhưng không hề biết, dẫn đến việc không kiểm soát đường huyết ổn định, dễ gặp biến chứng Loét bàn chân đái tháo đường - thủ phạm gây đoạn chi, tàn phế ở người đái tháo đường. Biến chứng này có thể xuất phát từ những vết thương nhỏ, vết trầy xước ở chân.

Như một trường hợp nữ (60 tuổi) đến thăm khám tại Bernard Healthcare với vết loét nhiều tháng không lành ở bàn chân. Khi được làm các kiểm tra chuyên sâu, bệnh nhân và người nhà bất ngờ khi được thông báo người bệnh đã mắc đái tháo đường. Việc không biết mình đã mắc bệnh lý đái tháo đường, người bệnh không kiểm soát chế độ ăn uống, đường huyết tăng cao làm nhiễm trùng vết thương gây loét lan rộng. Rất may, người bệnh đã đến thăm khám kịp thời và được tư vấn điều trị lành thương, tránh được nguy cơ cắt cụt chi.

vet-loet-lau-lanh
Vết loét lâu lành có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc đái tháo đường chưa chẩn đoán

Vì vậy, khi bạn hoặc người thân xuất hiện các vết thương lâu lành không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đái tháo đường chưa chẩn đoán. Hãy thăm khám chuyên khoa vết thương càng sớm càng tốt, để tầm soát nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp!

* Giải đáp bởi BS. CKII Phan Duy Kiên – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare

Bị vết thương lâu lành nên thăm khám ở đâu?

Nhiều bệnh nhân bị các vết thương lâu lành thường không biết thăm khám hay liên hệ tư vấn ở đâu, nên không được hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách khiến quá trình lành thương kéo dài. Tại TP.HCM, bạn có thể liên hệ đến Trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu Bernard - Đơn vị Bàn chân đái tháo đường (Bernard Wound Care) để được kiểm tra vết thương, tìm ra gốc rễ khiến vết thương lâu lành để được tư vấn điều trị hiệu quả.

Bernard Wound Care sở hữu trang thiết bị hiện đại: MRI, CT scan, X-quang, siêu âm.... Đặc biệt hệ thống khảo sát mạch máu ngoại biên bằng tia hồng ngoại không xâm lấn ATYS (Pháp), giúp phát hiện sớm tổn thương mạch máu ngoại biên - một dạng tổn thương gây biến chứng loét bàn chân đái tháo đường.

khao-sat-mach-mau-ngoai-bien
Khảo sát chỉ số ABI/TBI giúp phát hiện sớm tổn thương mạnh máu ngoại biên

Với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị vết thương mạn tính (khó lành), đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường, bệnh nhân khi đến đây, sẽ được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị tối ưu giúp rút ngắn quá trình lành thương và hạn chế tối đó biến chứng.

Chia sẻ

Đã copy link
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?
Một vết thương từ 4-8 tuần không lành, cần phải thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành
Đau là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân vết thương, đặc biệt ở vết thương lâu lành do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đau lại là khía cạnh thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết thương.
Vết thương nhỏ hóa nhiễm trùng có phải do đắp lá cây?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị đứt tay, nhưng lúc đó nhà đang không có sẵn các thuốc sát trùng nên tôi đã đắp thuốc lá lên vết thương để cầm máu. Nhưng hôm sau, vết thương bị chảy dịch mủ có mùi hôi. Tình trạng này có phải do đắp thuốc lá gây ra không và tôi nên làm gì để vết thương nhanh lành?
Bác sĩ chỉ ra yếu tố then chốt giúp lành thương ở người có vết loét bàn chân đái tháo đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường khi có vết loét lâu lành ở chân, chỉ chăm chăm vào điều trị vết loét mà quên việc tìm nguyên nhân gây ra vết loét để điều trị tận gốc khiến vết thương tái đi tái lại.
Bạn có thắc mắc bên trong dạ dày của chúng ta như thế nào không?
Cùng Á hậu Diễm Trang mục sở thị quá trình nội soi tiêu hóa không đau tại Bernard với Bs.CKII Đỗ Quang Trung - hơn 20 năm kinh nghiệm về nội soi và can thiệp bệnh lý Tiêu hóa - Gan mật.