japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành

Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành

19/04/2024

Đau là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân vết thương, đặc biệt ở vết thương lâu lành do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đau lại là khía cạnh thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết thương.

Cơn đau kéo dài không chỉ cản trở quá trình lành thương, mà còn gây mất ngủ, hạn chế vận động, ảnh hưởng sinh hoạt, từ đó giảm chất lượng cuộc sống; nghiêm trọng hơn có thể tiến triển thành trầm cảm.

1. Vết thương “không ngủ yên” 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 85% bệnh nhân vết thương lâu lành bị đau từ trung bình đến nặng. Tuy vậy, đau ít khi được đánh giá đúng và đủ bởi bác sĩ lâm sàng, thường bác sĩ chỉ quan tâm đến đau khi thay băng hoặc cắt lọc vết thương. Hơn nữa, bệnh nhân thường có tâm lý chịu đựng cơn đau, nghĩ rằng đau là điều không thể tránh khỏi khi bị vết thương. Các nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân vết thương bị đau dai dẳng giữa các lần thay băng, và chỉ có 2% được đánh giá và điều trị đau đầy đủ.

80% bệnh nhân vết thương bị đau dai dẳng giữa các lần thay băng, và chỉ có 2% được đánh giá và điều trị đau đầy đủ.
80% bệnh nhân vết thương bị đau dai dẳng giữa các lần thay băng, và chỉ có 2% được đánh giá và điều trị đau đầy đủ.

Tổ chức nghiên cứu đau thế giới (IASP) định nghĩa: “Đau là một cảm giác hoặc cảm xúc khó chịu, liên quan đến tổn thương mô thực thể hoặc tiềm tàng”. Chính vì vậy, mức độ đau cần được đánh giá tổng thể các yếu tố tâm lý, nhận thức, hành vi cũng như đánh giá các tác động tiêu cực của đau lên cuộc sống như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu, chán ăn, hạn chế vận động... 

Một trong những nguyên nhân chính gây đau ở vết thương lâu lành là phản ứng viêm do tổn thương mô gây ra. 

Bệnh nhân vết thương lâu lành bị đau thường do nhiều cơ chế phối hợp. Mức độ và tính chất đau phụ thuộc nhiều vào đặc điểm vết thương, quá trình điều trị và bệnh lý đi kèm. Đánh giá đau chính xác rất quan trọng, giúp lập kế hoạch điều trị hiệu quả và đẩy nhanh quá trình lành thương.

Loại đau mà bệnh nhân đang trải qua có liên quan trực tiếp đến loại vết thương. Chuyên gia vết thương Bernard Wound Care chỉ ra cụ thể: Đau liên quan đến bệnh tắc động mạch ngoại biên (PAD) thường được đặc trưng bởi đau cách hồi từng cơn, ở tình trạng nặng hơn (thiếu máu cục bộ) xuất hiện cơn đau kể khi nghỉ ngơi. Ngược lại, đau do suy tĩnh mạch tăng khi đứng hoặc ngồi lâu và giảm khi đi lại hoặc kê cao chân. Đối với bệnh nhân tiểu đường có thể cảm thấy đau nhức ngày càng dữ dội do nhiễm trùng, viêm tủy xương... Cơn đau liên quan đến loét do tì đè có thể liên quan đến một số yếu tố bao gồm ma sát quanh vết loét, nhiễm trùng sâu…

2. Những cơn đau “hành hạ”

Cơn đau mạn tính có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh. Chính vì vậy, đau liên quan đến vết thương lâu lành phải được xử lý như một trong những ưu tiên chính trong chăm sóc và điều trị vết thương.

Thầy thuốc ưu tú, BS.CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare - Nguyên Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy, người dành hơn 4 thập kỷ để cứu chữa bệnh nhân có vết thương lâu lành
Thầy thuốc ưu tú, BS.CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare - Nguyên Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy, người dành hơn 4 thập kỷ để cứu chữa bệnh nhân có vết thương lâu lành

Cơn đau mạn tính do vết thương lâu lành có liên quan chặt chẽ với các bệnh tâm lý đi kèm, bao gồm trầm cảm và rồi loạn lo âu. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị đau mạn tính do vết thương lâu lành có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu cao hơn, làm giảm khả năng lành thương. Vòng luẩn quẩn vết thương không lành gây đau – đau cản trở vết thương lành khiến bệnh nhân suy kiệt tinh thần và thể chất, dễ trầm cảm, nghiêm trọng hơn bệnh nhân “muốn chết để chấm dứt đau đớn”.

Đau ở bệnh nhân vết thương lâu lành còn góp phần làm tăng chi phí chăm sóc y tế vì phải thăm khám, nhập viện và can thiệp y tế thường xuyên hơn, dẫn đến gánh nặng kinh tế.

3. Giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng

Trong một nghiên cứu đa quốc gia do Hiệp hội Vết thương Châu Âu (EWMA) thực hiện, các bác sĩ lâm sàng đánh giá thay băng là thời điểm bệnh nhân đau đớn nhất.

Trong chăm sóc vết thương hiện đại, đánh giá đau và liệu pháp giảm đau được chú trọng như: cắt lọc vết thương kèm can thiệp giảm đau trong và sau mổ; dùng gạc sinh học thông minh thế hệ mới chống dính…Một nghiên cứu tại Châu Âu đã chỉ ra rằng: việc chuyển sang băng không dính đã giúp giảm đau ở 88% bệnh nhân có vết thương lâu lành.

Vết thương là nguồn gốc gây đau đớn và lo lắng lớn cho bệnh nhân, khiến nhiều người cảm thấy vô vọng, chán nản, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lợi ích của việc giảm đau có thể thúc đẩy quá trình chữa lành thương và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

Chuyên gia vết thương Bernard Wound Care khuyến cáo: Nếu bạn bị vết thương hơn 4 tuần không lành và cảm giác đau ở chỗ vết thương, cần cảnh giác với nguy cơ nhiễm trùng đang xuất hiện và tiến triển âm thầm bên trong, nên thăm khám chuyên khoa vết thương càng sớm càng tốt.

Khi một vết thương được chữa lành cũng là lúc bệnh nhân thoát khỏi ám ảnh đau
Khi một vết thương được chữa lành cũng là lúc bệnh nhân thoát khỏi ám ảnh đau

Tại TP.HCM, người bị vết thương lâu lành có thể thăm khám tại Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care (trực thuộc Hệ thống Y khoa Chuyên sâu quốc tế Bernard), địa chỉ 22 Phan Đình Giót, Phường 2, Tân Bình. Đây được xem là đơn vị điều trị vết thương lâu lành đầu tiên trên địa bàn thành phố.

Bernard Wound Care quy tụ đội ngũ các bác sĩ đa chuyên khoa, uy tín lâu năm trong mảng vết thương tại Việt Nam và được đào tạo chuyên sâu về vết thương tại Châu Âu, Mỹ, Châu Á… cùng trang thiết bị hiện đại (MRI; CT; siêu âm, ABI/TBI…) kết hợp công nghệ điều trị vết thương mới theo xu hướng thế giới (giảm áp; nén ép; hút lực âm; gạc sinh học...); quy trình protocol chuẩn; ứng dụng mô hình đa chuyên khoa với mục tiêu “giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng”, điều trị, bảo tồn, lành thương thẩm mỹ, phòng ngừa tái phát theo phác đồ điều trị cá nhân hóa, tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương do bỏng, sẹo. Đồng thời, theo dõi chuyên sâu: tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn chăm sóc vết thương sau điều trị tại nhà.

Chia sẻ

Đã copy link
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Địa chỉ điều trị vết thương lâu lành (từ 4 - 6 tuần) cho người bị đái tháo đường ở TP.HCM
Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, số lượng trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu còn khá khiêm tốn. Tuy một vết thương mạn tính thường liên quan đến nhiều chuyên khoa (nội tiết, phẫu thuật mạch máu, dinh dưỡng..) nhưng việc điều trị còn khá riêng lẻ. Kiến thức phòng ngừa, chăm sóc vết thương của người bệnh vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến thực trạng: Bệnh nhân hay người thân có vết thương lâu lành, không biết khám ở đâu?
Vết thương lâu lành – Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
Vết thương lâu lành là vết thương từ 4 tuần trở lên không lành, còn được gọi là vết thương mạn tính (vết thương khó lành).
Nhận diện các vết thương lâu lành
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TTUT - BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Nguyên trưởng khoa Bỏng – Tạo hình BV Chợ Rẫy.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!
Việc điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), loét bàn chân đái tháo đường thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?