japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Địa chỉ điều trị vết thương lâu lành (từ 4 - 6 tuần) cho người bị đái tháo đường ở TP.HCM

Địa chỉ điều trị vết thương lâu lành (từ 4 - 6 tuần) cho người bị đái tháo đường ở TP.HCM

MKT

06/08/2022

Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, số lượng trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu còn khá khiêm tốn. Tuy một vết thương mạn tính thường liên quan đến nhiều chuyên khoa (nội tiết, phẫu thuật mạch máu, dinh dưỡng..) nhưng việc điều trị còn khá riêng lẻ. Kiến thức phòng ngừa, chăm sóc vết thương của người bệnh vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến thực trạng: Bệnh nhân hay người thân có vết thương lâu lành, không biết khám ở đâu?

Phân Biệt Vết Thương Cấp Tính Và Mạn Tính?

Theo chẩn đoán lâm sàng, vết thương thường chia thành 2 loại: Vết thương cấp tính và vết thương mạn tính (dân gian thường gọi là vết thương mãn tính).

Vết Thương Cấp Tính

Vết thương cấp tính là vết thương mới do chấn thương, phẫu thuật và có khả năng tự lành sau từ 02 – 04 tuần.

Vết Thương Mạn Tính

Vết thương mạn tính (lâu lành) là những vết thương không thể tự lành một cách tự nhiên, thường đi kèm tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý nền (Đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch,...). Việc điều trị vết thương mạn tính thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.

vet-thuong-man-tinh

Vết thương mạn tính trên nền bệnh lý đái tháo đường có thể gây hậu quả khốc liệt: nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi

Bao Lâu Nên Đi Khám Vết Thương Khó Lành?

Bác sĩ CKII. Trần Đoàn Đạo, Phó Chủ tịch Liên chi hội điều trị vết thương TP.HCM, nguyên trưởng khoa Bỏng - Tạo hình bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare cho biết:

Phần lớn đối tượng mắc phải những vết thương mạn tính là những bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường; bị tắc hẹp mạch máu chi dưới mạn tính do xơ vữa; suy tĩnh mạch chi dưới; loét tì đè sau tai biến mạch máu não; loét sau điều trị xạ trị ung thư… Vết thương mạn tính là vết thương kéo dài từ 4 - 6 tuần không lành, có thể gây biến chứng nhiễm trùng, hoại tử phải đoạn chi (cắt cụt) nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

bac-si-tran-doan-dao
Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Đoàn Đạo –Phó Chủ tịch Hội Bỏng Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên chi hội Điều trị vết thương TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Một trong số chuyên gia vết thương đầu ngành

Và một số nguyên nhân khác như: viêm mô bào; hạch bạch mạch; tổn thương tì đè (ở người bệnh nằm bất động trong thời gian dài); vết thương không điển hình…

Vì vậy, khi bạn hay người thân bị vết thương, vết loét khó lành kéo dài từ 4-6 tuần trở lên thì cần đi khám chuyên khoa vết thương ngay. Đặc biệt, người mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) có vết loét xuất hiện ở chân thì cần thăm khám để được điều trị vết thương càng sớm càng tốt.

Cần Làm Gì Khi Vết Thương Lâu Lành?

Việc đánh giá đúng tình trạng, xác định đúng nguyên nhân vết thương từ sớm là bước quan trọng đầu tiên giúp điều trị vết thương mau lành.

Một số vết thương mạn tính có thể xuất hiện vết loét từ bên trong như cục chai (lổ đáo) do biến chứng thần kinh gây ra trên bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh thường không thể nhìn thấy bên trong cục chai và bị mất cảm giác ở những vị trí bị chai, dẫn đến sự chủ quan trong chăm sóc và điều trị.  

Hoặc các vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ từ bên trong, ổ mủ lan rộng, nguy cơ cao có thể nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần có sự can thiệp của bác sĩ để chẩn đoán chuẩn xác và có phát đồ điều trị phù hợp.

Khám vết thương lâu lành, vết loét bàn chân đái tháo đường ở đâu?

Tại TP.HCM, bạn có thể liên hệ đến Trung tâm điều trị Vết thương chuyên sâu Bernard – Đơn vị Bàn chân đái tháo đường (Bernard Wound Care) để được hỗ trợ tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia vết thương đầu ngành.

Bernard Wound Care ứng dụng mô hình đa chuyên khoa trong chăm sóc và điều trị vết thương mạn tính (khó lành), đặc biệt vết loét bàn chân đái tháo đường.

he-thong-y-khoa-chuyen-sau-quoc-te-bernard
Bernard Wound Care thuộc Hệ thống Y khoa chuyên sâu Quốc tế Bernard Healthcare

Đội ngũ bác sĩ có nhiều năm tu nghiệp tại những quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc… Các chuyên gia về điều trị vết thương của Bernard sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian lành thương, tiết giảm chi phí, hạn chế biến chứng do vết loét mạn tính để lại và tăng chất lượng sống cho bệnh nhân.

Bernard sở hữu cơ sở vật chất khang trang, thiết bị máy móc hiện đại: MRI, CT scan, X-quang, siêu âm.... Là một trong số ít trung tâm y khoa tại Việt Nam hiện nay có hệ thống khảo sát mạch máu ngoại biên bằng tia hồng ngoại không xâm lấn ATYS (Pháp) đo ABI/TBI giúp phát hiện sớm biến chứng mạch máu ngoại biên.

dieu-tri-vet-thuong-chuyen-sau
Một trong số những ca được tư vấn điều trị thành công tại Bernard Wound Care

Chương Trình Tư Vấn Miễn Phí Vết Thương Mạn Tính (Khó Lành) - Vết Loét Bàn Chân Đái Tháo Đường

Trong thời đại “bùng nổ” công nghệ số như hiện nay, có nhiều cách để gặp được Bác sĩ chuyên khoa bạn mong muốn, trong đó phải kể đến sự đột phá của hình thức tư vấn từ xa giúp rút ngắn khoảng cách và tiết kiệm thời gian di chuyển bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân ở các tỉnh xa có nhu cầu thăm khám.

Cách Thức Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí

Bước 1: Gọi điện thoại hoặc nhắn tin qua Zalo đến số 091 9099 201. Sẽ có nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng tiếp nhận thông tin và hướng dẫn chi tiết

Bước 2: Gửi hình chụp vết thương qua zalo

Bước 3: Bác sĩ tư vấn qua video call (gọi điện thoại thấy hình). Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định đến thăm khám trực tiếp tại Bernard.

Tuy nhiên, hình thức này cũng có sự hạn chế, vì vết thương cần được thăm khám trực tiếp mới có thể đưa ra đánh giá chuẩn xác. Việc tư vấn bằng hình ảnh, qua video call chỉ là bước đầu để bác sĩ đưa cho bạn lời khuyên nên làm gì tiếp theo để hạn chế biến chứng.

Chương trình tư vấn MIỄN PHÍ vết thương mạn tính (khó lành) – loét bàn chân đái tháo đường do Bernard Healthcare thực hiện, với mong muốn và mục tiêu duy nhất: Được giúp nhiều bệnh nhân vết thương mạn tính “Giảm đau - Chữa lành - Hạn chế biến chứng”.

Chia sẻ

Đã copy link
Địa chỉ điều trị vết thương lâu lành (từ 4 - 6 tuần) cho người bị đái tháo đường ở TP.HCM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?
Người tiểu đường ngâm chân nước ấm nóng có gây vết thương lâu lành?
Thưa bác sĩ, ba tôi mắc bệnh tiểu đường đã hơn 5 năm, mỗi tối trước khi ngủ, ba tôi có thói quen ngâm chân nước ấm nóng để dễ ngủ. Nhưng gần đây ba tôi thấy xuất hiện các vết thương nhỏ dưới lòng bàn chân kéo dài không rõ nguyên nhân, không biết thói quen này có phải là nguyên nhân gây ra không?
Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!
Việc điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), loét bàn chân đái tháo đường thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?
Có tới một phần ba trong số nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ.
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân
Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.
Vết thương lâu lành – Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
Vết thương lâu lành là vết thương từ 4 tuần trở lên không lành, còn được gọi là vết thương mạn tính (vết thương khó lành).
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"