japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân

Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân

27/05/2023

Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.

Vết chai chân thành lỗ đáo là bệnh gì?

Bệnh nhân ẩn danh:

Thưa bác sĩ, hơn một năm trước, chân tôi xuất hiện nhiều cục chai dưới lòng bàn chân, nhưng tôi chủ quan nghỉ chắc vì đi lại nhiều nên vết chai xuất hiện. Tuy nhiên, dạo gần đây, một vết chai ở ngón chân tôi tạo thành lỗ nhỏ, không đau đớn gì nhưng vì bất thường nên khiến tôi lo lắng. Tôi gửi hình ngón chân, nhờ bác sĩ xem qua và cho tôi hỏi không biết tôi có bị bệnh gì không?

lo-dao-o-chan-phat-trien-tu-vet-thuong
Lỗ đáo ở chân cái phát triển từ vết chai chân

BS CKII. Phan Duy Kiên – Thành viên Hội đồng cố vấn Y khoa Bernard Healthcare giải đáp:

Dựa trên hình ảnh bệnh nhân cung cấp, thì đây là triệu chứng lâm sàng điển hình của biến chứng loét bàn chân do tổn thương thần kinh ngoại biên ở người có bệnh lý đái tháo đường. Nếu bạn chưa được chẩn đoán mắc đái tháo đường, thì đây cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo bạn cần thăm khám, kiểm tra bệnh đái tháo đường. Loét bàn chân đái tháo đường do tổn thương thần kinh cần được điều trị sớm để tránh lỗ đáo bị nhiễm trùng gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Vết chai chân - Hiện tượng phổ biến và mối nguy ít nghĩ tới

Vết chai chân là một vùng da bị hóa sừng ở bàn chân, đặc biệt những vùng chịu áp lực tì đè của bàn chân hay tiếp xúc, cọ sát với một vật nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng chân chai bao gồm:

  • Sử dụng giày dép quá chật, tạo áp lực nhỏ nhưng kéo dài liên tục vào các vùng rìa bàn chân tiếp xúc với giày dép tạo thành các vết chai.
  • Biến dạng bàn chân: Những người bị bàn chân bẹt hoặc ngón chân cái vẹo cũng thường xuyên xuất hiện các vết chai ở lòng bàn chân và vùng rìa ngón chân cái bị biến dạng.
  • Biến chứng thần kinh ngoại biên gây ra các biến dạng bàn chân, ngón chân, gia tăng áp lực lên các khu vực chân bị biến dạng và hình thành các nốt chai chân.
  • Ít vận động khớp hoặc các khớp co cứng cũng làm gia tăng áp lực bàn chân. Điều này thường gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout mạn tính...
benh-nhan-dai-thao-duong
Khi mang giày dép quá chật liên tục có thể tạo thành các vết chai, tuy nhiên vết chai cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh ngoại biên và xương khớp

Vết chai là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người, phần lớn các vết chai chân đều lành tính. Tuy nhiên, các vết chai có thể âm thầm gây ra nguy cơ loét nếu không được chăm sóc đúng cách.

Bệnh nhân đái tháo đường cần cẩn thận với các vết chai chân!

Bệnh đái tháo đường khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu, điều này gây ra nhiều biến chứng đa cơ quan cho bệnh nhân, trong đó tổn thương thần kinh ngoại biên là một trong các biến chứng phổ biến.

Do tổn thương thần kinh ngoại biên, người bệnh bị rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác, đặc biệt là ở các chi trên (tay) và chi dưới (chân). Khi vết chai không được xử lý trong thời gian dài, có thể phát triển thành cục chai, dần tiến triển thành lỗ đáo dưới lòng bàn chân - dấu hiệu lâm sàng của Loét bàn chân đái tháo đường do tổn thương thần kinh.

ton-thuong-than-kinh-ngoai-bien
Tổn thương thần kinh ngoại biên ở người đái tháo đường gây ra các vết chai ở chân – đặc biệt là các vùng tì đè, biến dạng bàn chân

Các lỗ đáo tuy không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh, nhưng đây là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi, gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng, làm kéo dài thời gian lành thương, tình trạng nhiễm trùng ăn sâu vào xương và gây ra các biến chứng tàn khốc khác: hoại tử, cắt cụt chi, nhiễm trùng máu,...

Vì vậy, khi người tiểu đường xuất hiện các vết chai ở chân, cần quan sát hàng ngày và đến chuyên khoa vết thương chăm sóc, xử lý định kỳ vết chai để không diễn tiến thành loét bàn chân đái tháo đường.

Đồng thời, nếu bạn xuất hiện các lỗ đáo ở chân, cần thăm khám ngay chuyên khoa vết thương để được điều trị sớm, đúng cách và hạn chế các biến chứng.

benh-nhan-dai-thao-duong-can-than-vet-loet
Người đái tháo đường nên thăm khám, xử lí định kì các vết chai chân để tránh diễn tiến thành lỗ đáo – loét bàn chân đái tháo đường do tổn thương thần kinh ngoại biên
Tại TP.HCM, người bị vết thương lâu lành có thể thăm khám tại Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care (trực thuộc Hệ Thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard), địa chỉ 22 Phan Đình Giót, Phường 2, Tân Bình.
 
Được xem là đơn vị điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính: loét bàn chân đái tháo đường, loét mạch máu, sẹo bỏng...) đầu tiên trên địa bàn thành phố; Bernard Wound Care quy tụ đội ngũ các bác sĩ đa chuyên khoa, uy tín lâu năm trong mảng vết thương tại Việt Nam và được đào tạo chuyên sâu về vết thương tại Châu Âu, Mỹ, Châu Á… cùng trang thiết bị hiện đại (MRI; CT; siêu âm, ABI/TBI…) kết hợp công nghệ điều trị vết thương mới theo xu hướng thế giới (giảm áp; nén ép; hút lực âm; gạc sinh học...); quy trình protocol chuẩn; ứng dụng mô hình đa chuyên khoa với mục tiêu “Giảm đau - Chữa lành - Hạn chế biến chứng”, điều trị, bảo tồn, lành thương thẩm mỹ, phòng ngừa tái phát theo phác đồ điều trị cá nhân hóa, tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương do bỏng, sẹo. Đồng thời, theo dõi chuyên sâu: tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn chăm sóc vết thương sau điều trị tại nhà.
 
☎️ Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Bernard Wound Care, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 028 3535 2468.

Chia sẻ

Đã copy link
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!
Việc điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), loét bàn chân đái tháo đường thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.
Vết thương lâu lành do móng quặp chữa sao cho bớt?
Móng quặp là một trong các tình trạng bàn chân phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Các trường hợp nhẹ dù gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt nhưng không nguy hiểm, nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không chữa trị sớm. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp đúng cách, sớm, móng quặp có thể bị nhiễm trùng lây lan, ảnh hưởng tới xương bên dưới và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Nhận diện các vết thương lâu lành
Trong lâm sàng, vết thương được phân thành hai loại vết thương cấp tính và vết thương mạn tính. Vết thương cấp tính là vết thương mới, có chảy máu nhưng sẽ lành sau thời gian tối đa 3-4 tuần.
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?
Một vết thương từ 4-8 tuần không lành, cần phải thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành
Đau là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân vết thương, đặc biệt ở vết thương lâu lành do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đau lại là khía cạnh thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết thương.
Chủ quan với vết xước nhỏ, người phụ nữ bị mất 1 ngón chân
Từ một vết xước nhỏ, vì chủ quan, bệnh nhân đái tháo đường bị loét nhiễm trùng ở bàn chân, viêm xương ngón chân, dẫn đến phải tháo khớp, mất một ngón chân.