japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Chủ quan với vết xước nhỏ, người phụ nữ bị mất 1 ngón chân

Chủ quan với vết xước nhỏ, người phụ nữ bị mất 1 ngón chân

15/04/2023

Từ một vết xước nhỏ, vì chủ quan, bệnh nhân đái tháo đường bị loét nhiễm trùng ở bàn chân, viêm xương ngón chân, dẫn đến phải tháo khớp, mất một ngón chân.

Bệnh nhân đái tháo đường chủ quan với một vết xước nhỏ

Cô Đ.T.K.O (1964), bệnh nhân bị tiểu đường đã hơn 6 năm nay, trước đây cô cũng có tiền sử nghi ngờ tai biến, triệu chứng mắt mờ. Thời gian trước, ngón chân trỏ bàn chân phải có vết xước, cô O. chủ quan rằng vết thương nhỏ vài hôm sẽ tự lành nên không để ý hay thăm khám tại cơ sở y tế, chỉ uống thuốc điều trị đái tháo đường. Sau 2 tháng, vết thương không lành mà còn diễn tiến nặng thành loét, ngón chân trỏ ngày càng sưng và loét lan rộng, bục móng chân.

dung-chu-quan-vi-vet-thuong-nho
Vết xước nhỏ ở ngón chân biến chứng thành loét làm bục móng

Khi đến với Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard, vết loét bàn chân cô O. đã có dấu hiệu nhiễm trùng. Sau khi kiểm tra chuyên sâu, kết quả chụp X-Quang bàn chân cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã ăn sâu vào xương, gây viêm xương dẫn đến phá hủy xương ngón trỏ. ThS.BS. Lê Kim Cao của Trung tâm Điều trị vết thương chuyên sâu Bernard tư vấn cần tháo ngón chân bị viêm xương để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng cả chân.

vet-thuong-nhiem-trung-an-sau-gay-loet
Kết quả chụp X-Quang cho thấy vết loét nhiễm trùng ăn sâu gây viêm xương

Trước khi tiến hành tháo ngón chân, cô O. được điều trị ổn định đường huyết để quá trình lành thương diễn ra thuận lợi. Sau quá trình tư vấn điều trị và chăm sóc vết thương theo mô hình đa chuyên khoa (kết hợp nội, ngoại khoa) tại Bernard, tình trạng nhiễm trùng đã chấm dứt, vết thương sau tháo ngón chân trỏ đã dần lành, kịp giữ được bàn chân giúp bệnh nhân đi lại bình thường.

Bác sĩ Lê Kim Cao - Chuyên khoa mạch máu cho biết: Nếu bệnh nhân đến thăm khám sớm hơn thì có thể đã bảo tồn được nguyên vẹn bàn chân. Và trường hợp như cô O. ngày càng gặp nhiều, lý do thực trạng hiện nay chưa phòng ngừa vết loét từ bệnh nền, chưa ứng dụng rộng rãi mô hình đa chuyên khoa trong tầm soát và điều trị. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, vết loét bàn chân tuy là biến chứng muộn của đái tháo đường nhưng chỉ là phần nổi của “tảng băng trôi" tổn thương đa cơ quan (tim, thận, mạch máu, thần kinh…). Vì vậy ngoài điều trị vết thương mạn tính thì bệnh nhân cần được kiểm tra và điều trị toàn diện, chuyên sâu.

bac-si-buoc-phai-thao-khop
Bác sĩ buộc phải tháo khớp một ngón chân viêm xương do loét nhiễm trùng để cứu bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường

Nhận biết sớm vết thương lâu lành ở bàn chân đái tháo đường

Việc phát hiện sớm triệu chứng có thể giúp can thiệp kịp thời biến chứng loét bàn chân đái tháo đường, tránh được nguy cơ hoại tử, tháo lóng, tháo ngón, tháo khớp chi dưới hay “khốc liệt" hơn là nguy cơ tử vong do nhiễm trùng huyết.

  • Vùng da ở bàn chân xuất hiện các vết chai dày, đỏ, phồng rộp
  • Bàn chân lạnh, tái nhợt
  • Bàn chân xuất hiện vết thương, vết xước
  • Móng chân dầy lên, quắp sâu cắm vào da gây tổn thương da hoặc bị bật (sứt) móng
  • Đau nhiều hoặc mất cảm giác (không biết đau, không phân biệt nóng/lạnh....)
  • Vùng da xung quanh vết thương đỏ, nóng, đổi màu tím, đen (dấu hiệu hoại tử)
  • Vết thương chảy dịch, có mùi hôi
  • Xuất hiện các biến dạng bàn chân như: ngón chân hình búa, ngón chân bị co rút, quắp lại
vet-loet-lau-lanh
Bàn chân sưng tấy, đỏ - dấu hiệu nhiễm trùng giai đoạn sớm

Cách phòng ngừa biến chứng loét bàn chân Đái tháo đường

Để ngăn ngừa các biến chứng loét bàn chân, người đái tháo đường hãy chăm sóc bàn chân theo các hướng dẫn sau: 

  • Vệ sinh bàn chân mỗi ngày bằng nước sạch, lau khô bằng khăn mềm, nhất là vùng kẽ ngón. Không dùng nước nóng để rửa hay ngâm chân
  • Thoa kem dưỡng ẩm để giữ độ ẩm cho bàn chân, tránh bị khô, nứt da. Không nên thoa kem vào giữa các kẽ ngón
  • Móng chân nên được cắt ngang móng chân, dũa mép móng. Không nên lấy khóe hoặc bo tròn móng, dễ gây tổn thương cho vùng da xung quanh móng
  • Mang giày dép rộng vừa phải, nên chọn chất liệu mềm. Không nên mang giày dép quá chật, gót cao, nhọn đầu
  • Luôn mang giày dép, tránh đi giày dép cao gót và nhọn đầu. Chọn giày dép mềm, rộng vừa phải, không quá chật
  • Khi lòng bàn chân xuất hiện các nốt chai sần, cần tới trung tâm chăm sóc vết thương để được cắt gọt và hướng dẫn chăm sóc định kỳ
cach-phong-ngua-bien-chung-dai-thao-duong
Các nốt chai dưới lòng bàn chân cần đến các trung tâm chăm sóc vết thương để cắt gọt định kỳ và hướng dẫn chăm sóc

Chia sẻ

Đã copy link
Chủ quan với vết xước nhỏ, người phụ nữ bị mất 1 ngón chân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG “đau đến mức... không muốn sống”
Sau 5 tuần điều trị theo mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard. Vết loét nhiễm trùng của cô H. đã dần lành, tránh được nguy cơ cưa cụt chân.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân
Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
Người tiểu đường ngâm chân nước ấm nóng có gây vết thương lâu lành?
Thưa bác sĩ, ba tôi mắc bệnh tiểu đường đã hơn 5 năm, mỗi tối trước khi ngủ, ba tôi có thói quen ngâm chân nước ấm nóng để dễ ngủ. Nhưng gần đây ba tôi thấy xuất hiện các vết thương nhỏ dưới lòng bàn chân kéo dài không rõ nguyên nhân, không biết thói quen này có phải là nguyên nhân gây ra không?
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?
Có tới một phần ba trong số nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ.