japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?

Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?

08/11/2022

Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?

Người bị đái tháo đường lâu năm đối mặt với biến chứng gì?

Người có bệnh lý tiểu đường lâu năm, nếu kiểm soát đường huyết không tốt thường có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng như: bệnh lý mạch máu, bệnh lý thần kinh, tim mạch, thận, gan, loét bàn chân, võng mạc... Trong đó, loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường và có xu hướng ngày càng gia tăng.

lam-gi-tranh-bien-chung-dai-thao-duong-bernard
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường lâu năm

Theo Tạp chí Đái tháo đường Thế giới, loét bàn chân đái tháo đường được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện và biến chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, cắt cụt chi, và thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu 2022 mới đây, Giáo sư người Ý G.Clerici, một chuyên gia hàng đầu thế giới về bàn chân đái tháo đường cũng nhấn mạnh: "Người bị đái tháo đường có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2,5 lần so với bệnh nhân không có vết loét.

Đái tháo đường - Chỉ điều trị Nội Tiết thôi là chưa đủ!

BS.CKII Phan Duy Kiên – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard, cũng chia sẻ:

Thực tế nhiều bệnh nhân vẫn lầm tưởng rằng bị đau ở đâu thì điều trị ở đó, trong khi với người đái tháo đường, nếu chỉ điều trị nội tiết thôi là chưa đủ.

Theo BS Kiên, ở người có bệnh lý tiểu đường, cơ thể khó kiểm soát đường huyết. Khi đường huyết cao là yếu tố nguy cơ gây ra các tổn thương khác trong cơ thể như: xơ vữa động mạch gây tắc hẹp mạch máu, các bệnh tim mạch; tổn thương thần kinh gây rối loạn cảm giác... Những tổn thương này ban đầu sẽ không có những triệu chứng biểu hiện, vì vậy có thể người có bệnh lý đái tháo đường lâu năm đã xuất hiện các tổn thương nhưng chưa được phát hiện.

Điển hình như loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng muộn, nhưng thực tế đó là bề nổi của “tảng băng trôi” tổn thương đa cơ quan. Nói một cách khác, nếu một người có bệnh lý đái tháo đường xuất hiện các vết thương lâu lành (thường kéo dài trên 2-4 tuần không lành) ở chân, thì có thể người đó đã bị biến chứng nhiều cơ quan khác (tim, thận, mạch máu, thần kinh…).

loet-ban-chan-dai-thao-duong-anh-huong-da-co-quan-bernard
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng muộn của tổn thương đa cơ quan

Do đó, ngoài điều trị ổn định đường huyết, người đái tháo đường cần tầm soát chuyên sâu để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đừng chủ quan với những vết xước, nên tầm soát sớm để phòng ngừa biến chứng

Vết thương không lành hay vết thương mạn tính là các vết thương trên 2-4 tuần không lành, nguyên nhân là do các tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh và tình trạng nhiễm trùng kéo dài ở người bệnh:

Người có bệnh lý tiểu đường là một trong những đối tượng dễ bị vết thương lâu lành, đặc biệt là biến chứng loét bàn chân đái tháo đường. Việc tầm soát sớm để phòng ngừa biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường rất quan trọng. Thăm khám chuyên khoa định kỳ với protocol chuẩn, sẽ giúp bệnh nhân phát hiện sớm những tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra, từ đó loại bỏ các yếu tố nguyên nhân gây vết thương lâu lành, BS Phan Duy Kiên phân tích.

Bên cạnh đó, người đái tháo đường không nên chủ quan với những vết xước, vết thương nhỏ, vì đó có thể là ổ môi trường để vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, khiến vết thương không lành. Bên cạnh đó, nếu người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt, đường huyết cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và gây ra nhiễm trùng. Vì vậy, kiểm soát đường huyết ổn định là yếu tố tiên quyết để giúp người bệnh hạn chế các nguy cơ gây ra các biến chứng vết thương không lành, đặc biệt là loét bàn chân đái tháo đường.

Vết thương lâu lành khi không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề: hoại tử, đoạn chi, thậm chí có nguy cơ tử vong. Vì vậy, cần có sự can thiệp càng sớm càng tốt của bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chuẩn xác và có phát đồ điều trị phù hợp.

trung-tam-dieu-tri-vet-thuong-chuyen-sau-bernard

Chia sẻ

Đã copy link
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Loét do tiểu đường - "thủ phạm" gây đoạn chi, tàn phế
Theo một thống kê, cứ 30 giây trôi qua thế giới lại có một bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) phải chịu cảnh tàn phế vì phải đoạn chi để cứu lấy tính mạng do biến chứng loét bàn chân gây ra.
85% trường hợp đoạn chi ở bệnh nhân tiểu đường có thể phòng ngừa!
Các bác sĩ từ lâu đã cảnh báo biến chứng loét bàn chân do bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh phải cắt cụt chân (đoạn chi dưới) mà không phải do chấn thương.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Bị loét bàn chân không lành, trị đâu cho đúng?
Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân
Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu của biến chứng Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Người tiểu đường cần làm gì để ăn tết an vui
Mỗi dịp tết đến xuân về, gia đình sum họp cùng thưởng thức các món ăn ngày tết phổ biến: bánh chưng, bánh tét... hay các cuộc gặp gỡ bạn bè thì khó tránh việc dùng bia rượu, nước có ga. Đây cũng là thời điểm bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) khó kiểm soát đường huyết, từ đó dễ dẫn đến các biến chứng. Vậy làm sao để người tiểu đường "ăn Tết" vui mà vẫn khỏe? Dưới đây là những nguyên tắc để người tiểu đường đón Tết an vui.
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?
Có tới một phần ba trong số nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ.