japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường

08/11/2022

Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.

Thực tế, lâu nay nhiều người âm thầm chịu đựng những vết bàn chân và vẫn lầm tưởng "bị đau ở đâu, trị ở đó" mà quên đi những yếu tố hỗ trợ cho quá trình lành thương. Trong khi đó, nếu cung cấp dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ cho chức năng miễn dịch và chữa lành của cơ thể.

Kiểm soát đường huyết - yếu tố tiên quyết trong điều trị vết loét đái tháo đường

vai-tro-dinh-duong-trong-dai-thao-duong
Ăn uống khoa học giúp kiểm soát đường huyết trong điều trị loét bàn chân đái tháo đường

Ở người bệnh tiểu đường thì cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu. Khi đường huyết cao cũng là lúc cơ thể tạo ra môi trường ưa thích cho vi khuẩn, nên dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng khi có vết thương.

Cụ thể, khi cơ thể tăng đường huyết sẽ làm tăng độ cứng của thành mạch máu, làm giảm tưới máu tới mô, giảm khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho mô, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Ngoài ra, nó còn làm gián đoạn quá trình viêm, làm chậm diễn tiến lành thương.

Chính vì vậy, việc ăn uống khoa học, dinh dưỡng hợp lý giúp cân bằng đường huyết, và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể giúp quá trình lành thương diễn ra thuận lơi.

Mục tiêu đầu tiên: kiểm soát đường trong thực phẩm hàng ngày

Trong quá trình điều trị loét bàn chân đái tháo đường, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ cho chức năng miễn dịch và chữa lành của cơ thể. Vết loét cũng ảnh hưởng tới vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân, vết loét làm mất chất dinh dưỡng thông qua dịch tiết vết thương và bệnh nhân cần nhiều dinh dưỡng hơn để đáp ứng cho quá trình lành vết thương. Mỗi chất dinh dưỡng đều có vai trò trong việc lành thương của người bệnh.

thuc-pham-dinh-duong-tieu-duong-bernard
Mỗi chất dinh dưỡng đều có vai trò trong việc lành thương của người bệnh

Ở người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường trong thực phẩm hàng ngày là mục tiêu đầu tiên trong dinh dưỡng. Khi quá nhiều lượng đường hấp thu vào cơ thể, sẽ làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, việc cung cấp không đủ lượng đường cần thiết sẽ gây thiếu năng lượng, cơ thể sẽ oxy hóa chất đạm để tạo năng lượng thay thế, từ đó làm chậm quá trình lành vết thương.

Chất đạm (Protein) có vai trò quan trọng trong việc lành thương, nó là thành phần tổng hợp các enzym, collagen, mạch máu và tế bào biểu mô. Các axit amin phân giải từ các chất đạm hấp thụ vào cơ thể, giúp hình thành kháng thể, đại thực bào giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu đạm có thể làm kéo dài quá trình viêm, giảm lượng collagen hình thành cần thiết, giảm độ bền của mô liên kết, từ đó dẫn đến làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ tiến triển thành vết thương mạn tính (vết thương lâu lành).

Chất béo đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu của cơ thể mà không gây ảnh hưởng tới đường huyết, cung cấp môi trường hòa tan các loại vitamin cần thiết. Đặc biệt, các loại chất béo không bão hòa có tác dụng tốt trong ổn định lượng mỡ trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, góp phần làm lành vết loét.

Các vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn những thực phẩm chứa các vitaminvà khoáng chất như: vitamin D, C, B12, các vi chất như sắt, kẽm,… sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình lành vết thương hơn.

Nên ăn những thực phẩm nào?

Một chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ có sự phối hợp cân bằng giữa các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo. Cơ thể cần được nạp các chất vừa đủ để không làm tăng đường huyết mà vẫn cung cấp đủ cho các giai đoạn lành thương, tăng cường hệ miễn dịch cho quá trình trình chữa lành.

loet-ban-chan-dai-thao-duong-an-gi-bernard
Kiểm soát chế độ ăn để hỗ trợ cho quá trình lành thương loét bàn chân đái tháo đường

Để cung cấp đủ đường cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường trong máu, người đái tháo đường nên ăn những thực phẩm tinh bột có nhiều chất xơ. Những thực phẩm cung cấp đường cho cơ thể mà người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ như: gạo lứt, bánh mì nguyên cám, các loại rau củ và trái cây nhiều chất xơ…

Người đái tháo đường có vết loét lâu lành sẽ có nhu cầu hấp thu các thực phẩm chứa đạm nhiều hơn người bệnh không có loét. Do đó nên ăn những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng; các sản phẩm từ sữa không đường và các loại đậu (điều chỉnh nếu bệnh nhân mắc bệnh gan, bệnh thận).

Chất béo trong thực vật cũng phân thành hai nhóm: chất béo bão hòa và không bão hòa. Ở người bệnh tiểu đường, nên lựa chọn các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa để giúp ổn định lượng mỡ trong máu, hạn chế các biến chứng về mạch máu và tim mạch. Các loại chất béo bệnh nhân nên lựa chọn như: dầu ô liu, dầu cải, bơ thực vật, các loại quả hạch và hạt, các loại cá (cá hồi, cá thu, cá trích,…)

Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn để phân phối lượng đường nhập vào thích hợp, kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên theo dõi đường huyết định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn cũng như các thuốc điều trị đường huyết cho phù hợp.

Trong điều trị loét bàn chân đái tháo đường, việc giúp đỡ bệnh nhân hiểu được vai trò của dinh dưỡng và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp là chìa khóa cho việc kiểm soát đường huyết thành công. Điều này cần sự phối hợp đa chuyên khoa (nội tiết, dinh dưỡng và điều trị vết thương).

Nếu bạn đang gặp khó khăn, hãy liên hệ các chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ trong lập kế hoạch dinh dưỡng cho bản thân cũng như chăm sóc, điều trị vết thương.

Chia sẻ

Đã copy link
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Loét do tiểu đường - "thủ phạm" gây đoạn chi, tàn phế
Theo một thống kê, cứ 30 giây trôi qua thế giới lại có một bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) phải chịu cảnh tàn phế vì phải đoạn chi để cứu lấy tính mạng do biến chứng loét bàn chân gây ra.
85% trường hợp đoạn chi ở bệnh nhân tiểu đường có thể phòng ngừa!
Các bác sĩ từ lâu đã cảnh báo biến chứng loét bàn chân do bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh phải cắt cụt chân (đoạn chi dưới) mà không phải do chấn thương.
Suýt cưa chân đến đùi chỉ vì một vết nhọt ở chân!
Hệ Thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard đã chữa trị thành công cho một ca bệnh suýt phải cưa chân đến tận đùi vì một vết nhọt lâu lành ở cẳng chân bị nhiễm trùng nặng.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.
Vai Trò Của Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Tầm Soát Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
BS.CKII Phan Duy Kiên - cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare cho biết Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, trong đó có bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (SGTM).
Điều trị thành công ca Suy giãn tĩnh mạch tái phát kèm biến chứng loét nhiễm trùng ở bệnh nhân Đái tháo đường
Việc điều trị can thiệp giải quyết gốc rễ tình trạng suy giãn tĩnh mạch trên bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường chính là điểm mấu chốt trong ca lâm sàng này.