japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBản tin Bernard
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường

Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường

02/12/2023

Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.

Thầy thuốc ưu tú, BS cao cấp, BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard – Nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Vết thương khó lành (mạn tính) là vết thương không lành trong vòng 4-8 tuần. Bất cứ vết thương nào cũng có thể trở thành khó lành và đặc biệt thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, suy tim…

Loét bàn chân đái tháo đường

“Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” - Giáo sư G. Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.

Loét – Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường (tiều đường). Nguồn: Bernard HealthCare
Loét – Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường (tiều đường). Nguồn: Bernard HealthCare

BS CK2 Phan Duy Kiên, chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare giải thích thêm: “Vết loét bàn chân đái tháo đường là biểu hiện bề nổi của bức tranh tổn thương đa cơ quan. Nói một cách khác, nếu một người có bệnh lý đái tháo đường xuất hiện các vết thương lâu lành ở chân, thì có thể người đó đã bị biến chứng nhiều cơ quan khác, như tim, thận, mạch máu, thần kinh…”.

Loét nhiễm trùng bàn chân là nguyên nhân phổ biến gây tàn phế

Loét bàn chân đái tháo đường được chia làm 3 nhóm biến chứng: Loét thần kinh, loét mạch máu, loét nhiễm trùng. Trong đó, loét nhiễm trùng được cho là biến chứng nguy hiểm nhất. Theo Tạp chí Đái tháo đường Thế giới, nhiễm trùng được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của việc nhập viện ở bệnh nhân đái tháo đường.

Đường huyết cao là lý do chính khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao hơn người không mắc bệnh. Cụ thể, khi người bệnh không kiểm soát được đường huyết, đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng và tạo vết loét. Đồng thời, đường huyết cao cũng là nguyên nhân làm cản trở và suy yếu tế bào bạch cầu đa nhân, làm suy yếu hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch và giảm hiệu quả việc chống lại và tiêu diệt vi khuẩn.

Các chuyên gia cảnh báo hậu quả của loét nhiễm trùng nếu không được can thiệp sớm, như: viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng... đều gây hậu quả khốc liệt, có thể dẫn đến tháo ngón, đoạn chi (cắt cụt chân), nguy cơ tử vong cao.

Như trường hợp bệnh nhân nữ A.M. (80 tuổi) đến khám tại Bernard trong tình trạng vết loét ở chân đã nhiễm trùng mưng mủ, chảy dịch có mùi hôi. Bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường lâu năm nhưng không uống thuốc ổn định đường huyết đều đặn, và ban đầu khi có vết loét nhỏ đã chủ quan bỏ qua. Bác sĩ Bernard nhận định vết loét nhiễm trùng đã lan rộng tạo thành ổ mủ, nếu chậm trễ thêm 1-2 tuần nữa thì bắt buộc phải cưa chân, trễ hơn có thể tử vong vì nhiễm trùng huyết.

Một ca loét bàn chân nhiễm trùng lan rộng, suýt phải cưa chân để tránh nhiễm trùng huyết. Hình từ trái sang phải: Trước và sau điều trị vết thương tại Bernard Wound Care
Một ca loét bàn chân nhiễm trùng lan rộng, suýt phải cưa chân để tránh nhiễm trùng huyết. Hình từ trái sang phải: Trước và sau điều trị vết thương tại Bernard Wound Care

Giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng

Ngày 2 tháng 12 vừa qua, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard tổ chức lễ ra mắt, công bố thành lập Đơn vị Điều trị Vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care tại cơ sở Bernard Healthcare 22 Phan Đình Giót, quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên có một đơn vị y tế tư nhân đầu tư phát triển mảng chăm sóc và điều trị vết thương khó lành (mạn tính).

Theo TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM: Vết thương khó lành, vết thương mạn tính nói riêng, là một lĩnh vực “ khó nhằn”. Để điều trị chuyên sâu vết thương cần đầu tư lớn, phòng điều trị phải vô trùng, trang thiết bị phải hiện đại, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nên rất ít cơ sở y tế đầu tư để điều trị riêng cho căn bệnh này. “Hội Y tế Công cộng TP.HCM quyết định đồng hành đồng hành cùng Bernard để đưa đơn vị chăm sóc vết thương này đến với cộng đồng sâu rộng hơn nữa, chăm sóc cho những người bệnh đang có nhu cầu nhưng không có đủ khả năng về tài chính và điều kiện sức khỏe” – BS. Trường Giang chia sẻ.

TS.BS Lê Trường Giang chúc mừng TTUT, BS.CK2 Trần Đoàn Đạo cùng Bernard Healthcare tại lễ cơng bố thành lập Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu (Bernard Wound Care)
TS.BS Lê Trường Giang chúc mừng TTUT, BS.CK2 Trần Đoàn Đạo cùng Bernard Healthcare tại lễ cơng bố thành lập Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu (Bernard Wound Care)

Được biết đơn vị vết thương Bernard đã tiếp nhận và điều trị hơn nghìn lượt khám và điều trị vết thương khó lành sau gần 3 năm, trước khi chính thức tách thành đơn vị ngọai khoa chuyên sâu. Trong đó, bệnh nhân bị loét bàn chân đái tháo đường chiếm tỉ lệ đến hơn 50% tổng số ca vết thương, một số vết thương khó lành khác thường gặp như loét tĩnh mạch, loét động mạch, loét tì đè, bỏng và sẹo…

Nguồn Dantri.com.vn

Chia sẻ

Đã copy link
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị loét bàn chân không lành, trị đâu cho đúng?
Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.
70% loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch
Giáo sư De Maeseneer (người Bỉ) - Chủ tịch hội đồng khoa học soạn thảo guideline bệnh lý tĩnh mạch chi dưới, nguyên Chủ tịch Hiệp Hội tĩnh mạch Châu Âu đã nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu Châu Âu lần thứ 36: “70% vết loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch”.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Những triệu chứng tiềm ẩn của loét bàn chân đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý!
Loét bàn chân đái tháo đường là một biến chứng ngày càng phổ biến ở người có bệnh lý tiểu đường hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) vẫn chưa được hướng dẫn cách tự chăm sóc và phòng ngừa biến chứng này.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu của biến chứng Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch
Hãy cùng kiểm chứng các thông tin phổ biến trên mạng xã hội về suy giãn tĩnh mạch với sự giải đáp, tư vấn Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare.