Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.
Tuy nhiên, cái khó là đến thời điểm này, các trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu vẫn còn hạn chế tại Việt Nam và không phải người bệnh nào cũng có đầy đủ thông tin để tìm đến. Điều này dẫn đến thực trạng: Bệnh nhân hay người thân có loét bàn chân không lành, không biết khám ở đâu?
Loét bàn chân đái tháo đường – Biểu hiện của tổn thương đa cơ quan
Loét bàn chân là biến chứng phổ biến ở người có bệnh lý tiểu đường lâu năm. Đây là một dạng biến chứng muộn của người bệnh, biểu hiện của những tổn thương (mạch máu, thần kinh) do bệnh lý đái tháo đường gây ra.
BS.CKII Phan Duy Kiên, chuyên gia mạch máu – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard, cho biết:
Vết loét bàn chân đái tháo đường là biểu hiện bề nổi của bức tranh tổn thương đa cơ quan. Nói một cách khác, nếu một người có bệnh lý đái tháo đường xuất hiện các vết thương lâu lành, thường kéo dài trên 2-4 tuần ở chân, thì có thể người đó đã bị biến chứng nhiều cơ quan khác như tim, thận, mạch máu, thần kinh…. Vì vậy ngoài điều trị vết thương mạn tính thì bệnh nhân cần được kiểm tra và điều trị toàn diện, chuyên sâu.
Vai trò của mô hình đa chuyên khoa, chuyên sâu trong điều trị loét bàn chân đái tháo đường
Người đái tháo đường khi có vết thương ở chân, có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn người không có bệnh lý. Các vết thương dù nhỏ hay lớn đều có thể là các ổ môi trường để vi khuẩn xâm nhập. Khi người bệnh không kiểm soát đường huyết tốt, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, khi người đái tháo đường bị loét bàn chân, việc ổn định đường huyết là điều tiên quyết. Bên cạnh việc chữa trị vết thương, chuyên khoa Nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị vết thương ở người tiểu đường.
Loét bàn chân ở người đái tháo đường thường kèm theo các bệnh lý khác như: tắc hẹp mạch máu, tổn thương thần kinh, suy giãn tĩnh mạch... Đây cũng là một trong các yếu tố khiến vết loét ngày càng lan rộng và lâu lành. Vì vậy, để điều trị loét bàn chân, người có bệnh lý tiểu đường cũng cần được chữa trị các bệnh lý đi kèm để hạn chế các nguy cơ gây biến chứng nặng. Điều này đòi hòi có sự can thiệp của các chuyên khoa Mạch máu, Thần kinh, Ngoại khoa... trong quá trình điều trị.
Thực tế nhiều bệnh nhân vẫn lầm tưởng "bị đau ở đâu, trị ở đó" và thường chỉ chăm chăm điều trị vết thương mà quên đi những yếu tố hỗ trợ khác như nội tiết, dinh dưỡng... Việc áp dụng mô hình đa chuyên khoa trong điều trị loét bàn chân đái tháo đường là điều cần thiết để có thể điều trị tận gốc các nhân tố gây biến chứng loét bàn chân và phòng ngừa tái phát sau điều trị.
Khám loét bàn chân không lành ở đâu?
Mô hình đa chuyên khoa đã trở thành xu hướng trong điều trị vết thương chuyên sâu ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên tại Việt Nam đến thời điểm này số lượng các trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu vẫn còn rất hạn chế. Nhiều người tiểu đường khi có vết loét bàn chân không lành, không biết thăm khám hay liên hệ tư vấn ở đâu.
Tại TP.HCM, bạn có thể liên hệ đến Trung tâm điều trị Vết thương chuyên sâu Bernard – Đơn vị Bàn chân đái tháo đường (Bernard Wound Care) để được hỗ trợ tư vấn và điều trị các vết thương mạn tính, đặc biệt là vết loét bàn chân.
Bernard Wound Care hiện nay triển khai mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu trong điều trị vết thương khó lành, vết loét do biến chứng đái tháo đường.
Với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa, có nhiều năm tu nghiệp tại những quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc… là thành viên Hiệp hội vết thương Việt Nam và châu Âu, bệnh nhân khi đến với Bernard Wound Care sẽ được thăm khám trực tiếp và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian lành thương, tiết giảm chi phí, hạn chế biến chứng do vết loét để lại và tăng chất lượng sống cho bệnh nhân.
Bernard sở hữu cơ sở vật chất khang trang, thiết bị máy móc hiện đại: MRI, CT scan, X-quang, siêu âm.... Là một trong số ít trung tâm y khoa tại Việt Nam hiện nay có hệ thống khảo sát mạch máu ngoại biên bằng tia hồng ngoại không xâm lấn ATYS (Pháp) đo ABI/TBI giúp phát hiện sớm biến chứng mạch máu ngoại biên (một dạng tổn thương gây loét bàn chân ở người đái tháo đường).