japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?

07/09/2022

Có đến 65% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới) không biết mình mắc bệnh. Bạn có nằm trong số đó?

suy-gian-tinh-mach-chan
Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Test nhanh nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch

Bạn có thể tự kiểm tra yếu tố nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách trả lời một vài câu hỏi nhanh dưới đây, theo gợi ý của Bác sĩ Mạch máu – Hệ thống Y khoa chuyên sâu Quốc tế Bernard.

  • Đặc thù công việc của bạn có phải đứng lâu, ngồi nhiều? Chẳng hạn như bác sĩ, điều dưỡng, giáo viên, nhân viên văn phòng, bán hàng, đầu bếp, phục vụ, công nhân…
  • Tuổi tác: bạn có trên 50 tuổi?
  • Bạn có bị thừa cân béo phì hay có bệnh lý nền như tiểu đường?
  • Nếu là nữ, bạn có thường xuyên mang giày cao gót?
  • Nếu đã lập gia đình, bạn có thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, hoặc đang mang thai, hay đã qua nhiều lần sinh nở?

Chỉ cần bạn trả lời “Có” cho một trong số các câu hỏi trên thì nhất định bạn phải đọc kĩ những thông tin tiếp theo, bởi bạn thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân

36% người trong độ tuổi lao động và có đến 50% người đã nghỉ hưu bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới - theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới.

Cũng theo WHO, tỉ lệ phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, suy giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa, bệnh lý này tấn công trực tiếp giới trẻ văn phòng.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân
  • Giới nữ văn phòng: Chính thói quen thường xuyên mang giày cao gót, ngồi bắt chéo chân, ngồi lâu, ít vận động.. tạo áp lực lên chân, nhất là vùng gót chân, khiến tĩnh mạch chân tổn thương, việc lưu thông máu trở nên khó khăn.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sinh nở nhiều lần: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên làm tăng áp lực cho tĩnh mạch, thêm vào đó là sự giãn mạch do nồng độ progesterone tăng trong thai kỳ làm cho các tĩnh mạch giãn. Ngoài ra, lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân làm giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ trung niên: Đặc biệt ở nhóm đối tượng này, suy giãn tĩnh mạch rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý sinh lý khác như loãng xương, tiền mãn kinh vì đều có những triệu chứng giống nhau: đau nhức chân, mất ngủ, bốc hỏa…
  • Yếu tố ngành nghề: do đặc thù công việc phải đứng lâu ngồi nhiều, máu bị dồn xuống chân, áp lực đè lên đôi chân khiến tĩnh mạch làm việc quá sức, lâu ngày suy giảm chức năng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
  • Người béo phì: đôi chân lúc nào cũng chịu một sức nặng và áp lực lớn, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, khiến các tĩnh mạch dễ bị suy giãn.
  • Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy, bệnh tĩnh mạch có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Những người có cha và mẹ cùng bị bệnh suy tĩnh mạch thì nguy cơ mắc bệnh tĩnh mạch lên đến 90%, nếu chỉ cha hoặc mẹ bị bệnh, nguy cơ giãn tĩnh mạch đến 25% đối với nam và 62% đối với nữ.

Tầm soát suy giãn tĩnh mạch tại Trung tâm Y khoa uy tín

Vì suy giãn tĩnh mạch rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên Bác sĩ Lê Kim Cao – chuyên gia Mạch máu, Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare khuyên bệnh nhân nên đến các Trung tâm y khoa chuyên sâu về bệnh lý tĩnh mạch để khám, điều trị.

Tầm soát sớm có vai trò quan trọng đối với việc điều trị các bệnh mãn tính như suy giãn tĩnh mạch, vừa giúp nâng cao cơ hội chữa khỏi vừa tiết kiệm chi phí, trả lại yếu tố thẩm mỹ cho đôi chân cũng như đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau này”Bs.Cao cho biết.

Để tầm soát sớm nguy cơ bệnh lý hoặc phát hiện chính xác giai đoạn đã bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, Hệ thống Y khoa chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) đã đầu tư hệ thống trang thiết máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn Mỹ & châu Âu dành cho thị trường Việt Nam như: hệ thống cộng hưởng từ (MRI), CT scan, Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng; hệ thống đo áp lực bằng tia hồng ngoại…

Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng
Phương pháp tầm soát: Đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại

Với công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại, trang thiết bị chuyên sâu kết hợp với việc thăm khám tỉ mỉ, chẩn đoán lâm sàng chuyên sâu từ đội ngũ bác sĩ Mạch máu Bernard Healthcare sẽ cho kết quả khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả cao.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bác sĩ ơi, tôi mới được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu. Tôi hay đi bộ buổi sáng để tập thể, nhưng nghe mọi người nói đi bộ không tốt cho suy giãn tĩnh mạch. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2020, ung thư tuyến giáp có 5.471 ca mắc và 642 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu của biến chứng Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Bạn có bị nổi gân xanh chi dưới?
Đôi chân gánh vác sức nặng của toàn bộ cơ thể, chịu tác động mạnh mẽ của trọng lực. Đó là một trong những nguyên nhân khiến chân thường bị nổi gân xanh hơn bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.