japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?

Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?

21/04/2023

Có tới một phần ba trong số nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ.

Loét bàn chân - Biến chứng nguy hiểm

Bệnh đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Điều này dẫn đến tăng nồng độ đường trong máu, gây tổn thương cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu.

thu-pham-gay-doan-chi
Thủ phạm gây đoạn chi, tàn phế ở người đái tháo đường không phải do chấn thương

Theo thời gian, nếu người bệnh không kiểm soát đường huyết tốt, bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng đa cơ quan như: gây xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, tổn thương thận, bệnh võng mạc mắt... . Đặc biệt là biến chứng loét bàn chân đái tháo đường - thủ phạm gây đoạn chi, tàn phế mà không phải do chấn thương, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.

Loét bàn chân không thể tự lành, phải điều trị đúng nơi, kịp thời

Ở người đái tháo đường, đường huyết cao là nguyên nhân chính yếu khiến bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người không mắc bệnh. Khi có vết thương hở, đường huyết cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi, gây ra tình trạng nhiễm trùng khiến diễn tiến vết loét. Đồng thời, đường huyết cao cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn, có nguy cơ gây nhiễm trùng máu - biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

loet-ban-chan-khong-the-tu-lanh
Loét bàn chân dái tháo đường - Bề nổi của tảng băng tổn thương đa cơ quan

Ngoài ra, khi xuất hiện vết loét bàn chân lâu lành, có thể cơ thể người bệnh đã xuất hiện tổn thương đa cơ quan. BS.CKII Phan Duy Kiên, chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu Bernard Healthcare – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard giải thích thêm:

Vết loét bàn chân đái tháo đường là biểu hiện bề nổi của bức tranh tổn thương đa cơ quan. Nói một cách khác, nếu một người có bệnh lý đái tháo đường xuất hiện các vết thương lâu lành (thường kéo dài trên 2-4 tuần không lành) ở chân, thì có thể người đó đã bị biến chứng nhiều cơ quan khác như tim, thận, mạch máu, thần kinh…

Vì vậy, người đái tháo đường khi xuất hiện các vết loét lâu lành ở chân, tuyệt đối không nên tự chữa. Hãy thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được đánh giá tình trạng vết loét và có phác đồ điều trị phù hợp, nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Sự cần thiết của Trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu có ứng dụng mô hình đa chuyên khoa trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường. May mắn là tại TP.HCM, bạn có một địa chỉ tin cậy để liên hệ là Trung tâm điều trị Vết thương chuyên sâu Bernard – Đơn vị Bàn chân đái tháo đường (Bernard Wound Care).

 

Tại Bernard Wound Care, người bệnh được tư vấn và điều trị với các chuyên gia vết thương đầu ngành. Phác đồ điều trị cho từng bệnh sẽ được cá thể hóa và chú trọng vào việc điều trị lành thương, bảo tồn chi, phòng ngừa sẹo xấu, tái phát. Đồng thời, bác sĩ cũng theo dõi chuyên sâu (Follow up): tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn chăm sóc vết thương sau điều trị tại nhà.

Bernard Wound Care quy tụ đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa (Mạch máu, Nội tiết, Tạo hình, Dinh Dưỡng...), được đào tạo chuyên sâu tại Mỹ, Châu Âu. Cùng với lợi thế trang thiết bị hiện đại (MRI; CT; siêu âm…) giúp phát hiện các tổn thương tiềm ẩn gây ra vết thương, Bernard Wound Care còn áp dụng các công nghệ điều trị vết thương mới theo xu hướng thế giới giúp thúc đẩy quá trình lành thương như: giảm áp; nén ép; hút lực âm; gạc sinh học...

Nếu bạn hoặc người thân bị đái tháo đường có vết thương, xuất hiện vết loét lâu lành kéo dài trên 2 tuần, nên liên hệ ngay qua hotline 028 3535 2468 để được kiểm tra chuyên sâu và được các chuyên gia vết thương tư vấn điều trị theo phác đồ phù hợp.

Chia sẻ

Đã copy link
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?
Có tới một phần ba trong số nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ.
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
Bí quyết phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường
Biến chứng loét bàn chân ngày càng phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường, tuy nhiên việc điều trị loét bàn chân do đái tháo đường khá phức tạp. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, vậy bí quyết nào giúp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường?
Nguyên nhân tử vong hàng đầu của biến chứng Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân
Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.