japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia

Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia

15/04/2023

Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.

Loét tĩnh mạch và hành trình chữa trị… 15 năm

Đó là bi kịch của bệnh nhân nam, 54 tuổi. Ông đến với Hệ Thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) trong tình trạng có vết loét ở mặt ngoài cẳng chân trái đã 6-8 tháng không lành, có dấu hiệu nhiễm trùng, kèm triệu chứng chân trái rất mỏi, có nhiều nốt thâm đen. Qua khai thác bệnh sử, được biết bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường (tiểu đường) lâu năm và đã từng điều trị phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch tại nước ngoài cách đây khoảng 15 năm.

vet-loet-nhieu-lan-chua-khoi
Vết loét đã hơn 6 tháng không lành khi đến khám tại Bernard Healthcare

Sau quá trình thăm khám lâm sàng và tiến hành các kiểm tra chuyên sâu, các chuyên gia mạch máu Bernard phát hiện tình trạng suy thân tĩnh mạch hiển lớn tái phát và suy tĩnh mạch Giacomini (một biến thể giải phẫu của hệ tĩnh mạch hiển chi dưới).

Hội chẩn liên chuyên khoa… và kết quả sau 1 tuần

Ca bệnh này khó ở điểm vừa phải điều trị can thiệp suy giãn tĩnh mạch, vừa điều trị tình trạng nhiễm trùng trên bệnh lý đái tháo đường. Vì vậy, các chuyên gia mạch máu của Bernard đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa Nội tiết, Vết thương… dưới sự tham vấn của Hội đồng cố vấn Y khoa Bernard Healthcare.

Đầu tiên, bệnh nhân được tư vấn điều trị ổn định đường huyết và sử dụng kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng huyết vì vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng. Sau đó, bệnh nhân được tư vấn điều trị tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách can thiệp ít xâm lấn với kỹ thuật nhiệt nội tĩnh mạch. Đồng thời, bệnh nhân mang hệ thống nén ép điều hòa áp lực tĩnh mạch chi dưới giúp cho vết loét mau lành.

Kết quả chỉ sau một tuần, vết loét đã tiến triển lành tốt, bệnh nhân cảm nhận rõ rệt chân trái giảm hẳn những triệu chứng đau mỏi, đi lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và tái khám định kỳ nhằm phát hiện sớm những tình trạng tái phát có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân được dặn dò cần ăn uống khoa học để kiểm soát đường huyết và duy trì các thói quen tốt cho hệ tĩnh mạch, như: tập thể dục, tránh đứng lâu và ngồi lâu liên tục, mang vớ tĩnh mạch phòng ngừa…

vet-loet-tien-trien-lanh-thuong-sau-1-tuan
Vết loét đã tiến triển lành tốt sau 1 tuần được tư vấn điều trị

Điều trị "ca khó" loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường ở đâu?

BS.CKII Phan Duy Kiên – Thành viên Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare, chia sẻ: Loét tĩnh mạch là một dạng vết thương khó lành do biến chứng lâu ngày của tình trạng suy tĩnh mạch gây tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới, việc điều trị thường khó khăn và phức tạp. Khi loét tĩnh mạch đi kèm bệnh lý đái tháo đường cần điều trị song song điều trị đường huyết, vì vậy vết loét tĩnh mạch trên bệnh nền tiểu đường cần điều trị đa chuyên khoa chuyên sâu. Đây cũng là định hướng mà Trung tâm Điều trị vết thương chuyên sâu - Đơn vị bàn chân Đái tháo đường (Bernard Wound Care) hướng đến.

Với mục tiêu “Giảm đau – Chữa lành – Hạn chế biến chứng”, Bernard Wound Care áp dụng điều trị vết thương theo mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu (Nội tiết, Mạch máu, Ngoại khoa, Dinh dưỡng…) giúp giảm đau và chữa lành vết thương, đồng thời tầm soát, phát hiện kịp thời các biến chứng.

Nếu bạn có bệnh lý đái tháo đường và có các vết thương lâu không lành (kéo dài từ 2-4 tuần), cần hỗ trợ tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa vết thương Bernard Healthcare, vui lòng gọi đến hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: care@bernard.vn.

dieu-tri-vet-thuong-chuyen-sau-bernard

Chia sẻ

Đã copy link
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương nhỏ hóa nhiễm trùng có phải do đắp lá cây?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị đứt tay, nhưng lúc đó nhà đang không có sẵn các thuốc sát trùng nên tôi đã đắp thuốc lá lên vết thương để cầm máu. Nhưng hôm sau, vết thương bị chảy dịch mủ có mùi hôi. Tình trạng này có phải do đắp thuốc lá gây ra không và tôi nên làm gì để vết thương nhanh lành?
Nên khám suy giãn tĩnh mạch ở đâu thì uy tín, chuyên nghiệp?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trung tâm điều trị chuyên sâu Suy giãn tĩnh mạch Bernard là một trong những phòng khám suy giãn tĩnh mạch tin cậy được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn để khám và điều trị bệnh lý này.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.
Giáo viên và bệnh nghề nghiệp thường gặp
Từ bao đời, nghề giáo được ví như nghề đưa đò hay nghề “trồng người” cao quý, được cả xã hội tôn vinh, trọng vọng. Tuy nhiên, suốt thời gian dài đứng trên bục giảng, truyền thụ kiến thức cho bao lớp học trò qua nét phấn, giọng nói… Thầy Cô cũng dễ mắc một số bệnh nghề nghiệp như: