japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
Người tiểu đường ngâm chân nước ấm nóng có gây vết thương lâu lành?

Người tiểu đường ngâm chân nước ấm nóng có gây vết thương lâu lành?

10/03/2023

Thưa bác sĩ, ba tôi mắc bệnh tiểu đường đã hơn 5 năm, mỗi tối trước khi ngủ, ba tôi có thói quen ngâm chân nước ấm nóng để dễ ngủ. Nhưng gần đây ba tôi thấy xuất hiện các vết thương nhỏ dưới lòng bàn chân kéo dài không rõ nguyên nhân, không biết thói quen này có phải là nguyên nhân gây ra không?

Trong y học cổ truyền, ngâm chân nước ấm nóng là một liệu pháp giúp thư giãn thông dụng. Phương pháp này giúp thúc đẩy lưu thông máu, nhờ đó cơ thể được thư giãn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, việc ngâm chân nước ấm nóng cũng giúp giảm các triệu chứng nhức mỏi chân khi đi lại nhiều. 

ngam-chan-nuoc-nong
Ngâm chân nước ấm nóng là một liệu pháp giúp thúc đẩy lưu thông máu trong y học cổ truyền

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cho một số người. Trong đó, đối với người mắc đái tháo đường (tiểu đường) lâu năm, thường bị tổn thương thần kinh ngoại biên, giảm cảm giác ở chân. Nếu nước quá nóng, chân không cảm nhận được độ nóng, việc ngâm chân có thể gây bỏng, tổn thương vùng da dưới lòng bàn chân. Đây là vùng ít được chú ý nếu có các tổn thương nhỏ, dẫn đến vết thương không được chăm sóc trong thời gian dài gây ra các vết loét lâu lành.

vet-thuong-ngam-chan
Người tiểu đường bị giảm cảm giác ở chân, không cảm nhận được độ nóng của nước khi ngâm chân, có thể gây bỏng và dẫn đến các vết loét lâu lành nếu không được chăm sóc đúng cách

Nếu bạn hoặc người thân có bệnh lý đái tháo đường, rối loạn cảm giác, giảm cảm giác ở chân, khi muốn ngâm chân nước ấm nóng, hãy nhờ người thân kiểm tra độ nóng trước, để tránh các tổn thương da. 

Khi có vết thương ở chân, không nên ngâm chân với nước ấm nóng, tránh nguy cơ gây các vết thương, vết loét lâu lành. Đồng thời, nếu bạn có thói quen ngâm chân nước nóng và xuất hiện các vết thương dưới lòng bàn chân, hãy thăm khám chuyên khoa vết thương để kiểm tra, tầm soát nguyên nhân, chữa lành vết thương càng sớm càng tốt.

Giải đáp bởi Bác sĩ CK II Phan Duy Kiên - Chuyên khoa mạch máu - Thành viên hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare.

Chia sẻ

Đã copy link
Người tiểu đường ngâm chân nước ấm nóng có gây vết thương lâu lành?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người bị vết thương lâu lành thiếu chất gì? Chăm sóc vết thương lâu lành đúng cách
Quá trình lành của vết thương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ nghiêm trọng của vết thương, cách chăm sóc và xử lý vết thương từ giai đoạn đầu và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
Người tiểu đường cần làm gì để ăn tết an vui
Mỗi dịp tết đến xuân về, gia đình sum họp cùng thưởng thức các món ăn ngày tết phổ biến: bánh chưng, bánh tét... hay các cuộc gặp gỡ bạn bè thì khó tránh việc dùng bia rượu, nước có ga. Đây cũng là thời điểm bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) khó kiểm soát đường huyết, từ đó dễ dẫn đến các biến chứng. Vậy làm sao để người tiểu đường "ăn Tết" vui mà vẫn khỏe? Dưới đây là những nguyên tắc để người tiểu đường đón Tết an vui.
Vết thương ngoài da nào không nên dùng oxy già rửa để tránh lâu lành?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị ngã xe và bị thương ở đầu gối. Tôi có dùng Oxy già để rửa vết thương và bôi thuốc đỏ. Nhưng vết thương đã 1 tuần rồi không lành, chảy dịch vàng nhiều ngày. Tôi có lên trạm y tế chăm sóc vết thương thì người ta bảo tình trạng này do tôi lạm dụng Oxy già để sát khuẩn vết thương. Vậy vết thương ngoài da nào không nên dùng Oxy già rửa để tránh lâu lành?