Móng quặp là một trong các tình trạng bàn chân phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Các trường hợp nhẹ dù gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt nhưng không nguy hiểm, nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không chữa trị sớm. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp đúng cách, sớm, móng quặp có thể bị nhiễm trùng lây lan, ảnh hưởng tới xương bên dưới và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Để tìm hiểu cách nhận biết sớm, chữa móng quặp chi tiết và phòng ngừa tình trạng này, bạn không nên bỏ lỡ những thông tin dưới đây.
Móng quặp là gì? Làm sao để nhận biết sớm móng quặp?
Móng quặp (còn được gọi là móng mọc ngược hay móng chọc thịt) là tình trạng thân móng không mọc thẳng mà quặp lại, góc hoặc cạnh của móng đâm sâu vào hai bên khóe, gây đau nhức, sưng đỏ. Móng quặp nếu không được chữa trị sớm, gây vết thương lâu lành, vết thương nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn: nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu.
Tình trạng này khá phổ biến, thường xảy ở ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái, rất hiếm ở ngón tay. Một số nguyên nhân thông thường gây ra tình trạng móng mọc ngược có thể kể đến như:
- Mang giày, dép quá chật, mũi nhọn khiến các ngón chân bị bó chặt
- Cắt móng chân quá ngắn hoặc cắt bo góc theo ngón chân
- Tổn thương móng chân lặp lại nhiều lần
- Có móng chân cong bất thường.
- Móng mọc ngược cũng thường xảy ra ở người mắc các bệnh lý: đái tháo đường, suy tim, béo phì, viêm khớp bàn ngón chân mãn tính...
Bạn có thể nhận biết tình trạng móng mọc ngược qua các dấu hiệu sau:
- Giai đoạn viêm nhẹ: Vùng ngón chân xung quanh móng có dấu hiệu căng, đau nhẹ. Đặc biệt khi chạy hay nhón mũi chân. Phần khóe móng có dấu hiệu viêm đỏ nhẹ
- Giai đoạn viêm vừa: Vùng da quanh móng trở nên sưng tấy, đỏ. Phần viêm ở khóe móng xuất hiện một ụ thịt, kèm theo dịch tiết, mủ.
- Giai đoạn viêm nặng: Móng chân quặp đâm sâu vào u thịt gây loét (vết thương lâu lành), tình trạng nhiễm trùng đã nặng, có thể dẫn đến nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu.
Bị móng quặp làm gì để bớt?
Khi phát hiện móng quặp ở giai đoạn sớm và triệu chứng còn nhẹ, bạn có thể chăm sóc móng tại nhà với bằng cách:
- Vệ sinh móng chân: Người bệnh ngâm chân với nước ấm pha giấm táo mỗi ngày 3-4 lần, trong 15 - 20/phút, sau đó rửa lại với chân với nước mát và lau khô chân. Điều này giúp giảm cảm giác đau nhức và giấm táo cũng có tác dụng giảm viêm.
- Hạn chế đi giày dép bít ngón, chật: việc đi tất hay hay giày quá chật, bít ngón sẽ khiến cho tình trạng móng quặp trở nên nặng hơn. Vì thế bạn nên đi dép trong lúc này, giúp chân của bạn không bị ép chặt và không gây chấn thương cho móng.
- Hạn chế chạy nhảy, vận động mạnh gây các tổn thương cho móng chân
Vậy khi nào móng quặp gây vết thương lâu lành cần đến gặp bác sĩ?
- Khi tình trạng móng quặp xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng: Móng sưng và đau nhiều hơn, có mủ hay máu.
- Người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hay các bệnh lý khác làm cho lưu lượng máu đến bàn chân kém. Ở người có bệnh lý đái tháo đường lâu năm, thường bị tổn thương thân kinh ở bân chân, mất cảm giác đau. Người bệnh cần khám bác sĩ để có thể đánh giá chính xác mức độ của tổn thương để điều trị sớm.
Làm gì để phòng ngừa móng quặp?
Móng quặp là một bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên tình trạng này có thể gây ra sự đau đớn, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, hoạt động thể chất cho người bị móng đâm vào thịt. Vì vậy việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là điều cần thiết. Để phòng ngừa móng quặp gây vết thương lâu lành, bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
- Cắt móng thẳng, tuyệt động không cắt quá ngắn và bo tròn để tránh móng mọc ngược.
- Chọn giày mang vừa chân, đảm bảo không đi giày quá chật, đặc biệt khi vận động mạnh và cấc môn thể thao.
- Nếu bạn có thói quen mang tất thường xuyên, nên chọn các loại tất vừa chân, không quá chật.
- Hạn chế tần suất mang các giãy mũi nhọn, bít chân, bó chặt các ngón chân.
- Với trẻ đang trong giai đoạn phát triển, dậy thì, hãy thường xuyên thay giày mới phù hợp với sự phát triển của kích thước của bàn chân
- Người có bệnh lý đái tháo đường hoặc suy giãn tĩnh mạch chi dưới, cần chăm sóc và kiểm tra bàn chân hàng ngày. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn cần đi thăm khám bác sĩ vết thương ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nếu bạn hoặc người thân có tình trạng móng quặp, đã chăm sóc móng tại nhà nhưng không thuyên giảm, gây vết thương lâu lành hay có các dấu hiệu bất thương. Hãy gọi ngay hotline (+84) 28 3535 2468 đặt lịch thăm khám chuyên khoa vết thương, để được đánh giá đúng giai đoạn móng quặp và được chữa trị hiệu quả, trả lại đôi chân KHỎE và ĐẸP.