japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBản tin Bernard
Vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”

Vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”

06/12/2023

Theo bác sĩ Trần Đoàn Đạo, vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”, nhưng nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác điều trị chuyên sâu chưa được chú trọng.

Vết thương khó lành (hay còn gọi là vết thương mạn tính) đang được cảnh báo toàn cầu như bệnh dịch thầm lặng vì làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia tăng áp lực kinh tế cho xã hội. Ví dụ, một bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường cần 200 ngày điều trị để chữa lành. Loét do tì đè cần 223 ngày để chữa lành. Theo chuyên gia, bất cứ vết thương nào cũng có thể trở thành khó lành (vết thương khó lành là vết thương không lành trong vòng 4-8 tuần) và thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, suy tim…

BS CK2 Trần Đoàn Đạo cho biết: Một bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường cần 200 ngày điều trị để chữa lành.
BS CK2 Trần Đoàn Đạo cho biết: Một bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường cần 200 ngày điều trị để chữa lành
.

“Bác sĩ ơi, đau quá chỉ muốn chết!”

Nữ bệnh nhân (BN) L.T.H (59 tuổi) tìm đến Trung tâm Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard trong tình trạng có vết loét ở bàn chân, nhiễm trùng nặng, mưng mủ, có mùi hôi, bệnh nhân cực kỳ đau đớn, liên tục khẩn khoản: Bác sĩ (BS) ơi, đau quá chỉ muốn chết!

Chia sẻ với BS, BN nói mình không có bệnh nền, không để ý chân mình có vết thương cho đến khi đau nhức. BN đến một cơ sở y tế điều trị nhưng không bớt, vết thương ngày càng lan rộng và đau đớn dữ dội hơn. “Đau kinh khủng, đau giật cả chân không đi đứng được. BS chỗ trước nói vết thương ăn luồng vô xương rồi, giờ chỉ có cưa chân” BN H. kể lại.

Tại Bernard, BN H. được chẩn đoán đái tháo đường. Vết loét ở chân là hậu quả, biến chứng của đái tháo đường không được phát hiện sớm. Cùng với đó, phương pháp xử trí vết thương lần trước chưa đúng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng.

Nhận định tình trạng của BN vẫn còn hy vọng giữ được bàn chân, các BS tại Bernard (Nội tiết, Phẫu thuật mạch máu, Dinh dưỡng…) phối hợp và lên phương án điều trị: ổn định đường huyết, can thiệp ngoại khoa, bổ sung dinh dưỡng cho BN. Vết thương sau nhiều lần phẫu thuật tiến triển lành tốt, BN được ghép da che khuyết hổng.

Hiện tại, BN có thể đi tập thể dục hàng ngày. Bà hạnh phúc chia sẻ: Trước phẫu thuật, BS trấn an tôi là sẽ giữ được chân, 4 tuần sau có thể đi lại được. Lúc đó tôi nghĩ BS đang làm tâm lý cho mình thôi. Vậy mà chỉ 3 tuần là tôi đã đi cà nhắc được rồi, mừng khôn xiết!

BN H. (thứ 3 từ trái qua)  bất ngờ xuất hiện tại lễ ra mắt Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care, bật khóc bày tỏ lòng biết ơn bác sĩ Kiên (ngoài cùng bên phải) đã cứu sống mình
BN H. (thứ 3 từ trái qua)  bất ngờ xuất hiện tại lễ ra mắt Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care, bật khóc bày tỏ lòng biết ơn bác sĩ Kiên (ngoài cùng bên phải) đã cứu sống mình

BS CK.2 Phan Duy Kiên – người trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân H. cho biết, còn rất nhiều trường hợp tương tự và không phải ca nào cũng may mắn giữ được chân. Theo BS Kiên, loét bàn chân là biến chứng nguy hiểm thường gặp, có độ sát thương cực cao ở người đái tháo đường. Loại vết thương này được xếp vào nhóm vết thương khó lành, điều trị phức tạp, tốn kém. Trường hợp BN H. có hoàn cảnh khó khăn nên Bernard hỗ trợ chi phí điều trị.

Bệnh dịch thầm lặng – Một thách thức đang lớn dần

Theo BS CK.2 Trần Đoàn Đạo, Chủ tịch Hội đồng cố vấn y khoa Bernard (nguyên Trưởng khoa Bỏng – phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy), một vết thương không được chăm sóc, điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến vết thương khó lành. Vết thương khó lành được xem là "bệnh dịch thầm lặng" phát xuất từ một số nguyên nhân chính.

Thứ nhất, do tỷ lệ mắc cao do dân số già. Theo Liên Hợp quốc, tuổi thọ trung bình của người dân toàn cầu đã tăng xấp xỉ 80 tuổi và có chiều hướng tiếp tục tăng. Trong khi đó, vết thương khó lành thường xảy ra ở người cao tuổi, vì thế vết thương khó lành trở nên phổ biến hơn.

Thứ hai, do tình trạng bệnh mạn tính gia tăng. Vết thương khó lành thường xảy ra ở những người mắc bệnh mạn tính, thường gặp nhất ở bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Tại châu Âu, đái tháo đường ảnh hưởng đến 20,2 triệu người, con số này dự đoán sẽ tăng lên 37% trong 2 thập kỷ tới.

Về điều trị, theo BS Đạo, can thiệp phẫu thuật được thực hiện nhiều nhằm cải thiện cuộc sống của bệnh nhân. Tất nhiên sẽ tạo ra vết thương, vì thế cũng sẽ dễ tổn thương, trung bình khoảng 4% vết thương do phẫu thuật bị nhiễm khuẩn.

BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng cố vấn Y khoa Bernard Healthcare phát biểu tại lễ ra mắt Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu Bàn chân đái tháo đường tại TP.HCM ngày 2 tháng 12 vừa qua
BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng cố vấn Y khoa Bernard Healthcare phát biểu tại lễ ra mắt Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu Bàn chân đái tháo đường tại TP.HCM ngày 2 tháng 12 vừa qua

Tuy "bệnh dịch thầm lặng" ngày càng gia tăng, nhưng nhận thức của cộng đồng và đào tạo chuyên ngành vết thương còn hạn chế. Thách thức ngày càng tăng cao khi mức độ đào tạo chuyên sâu vết thương còn khá thấp tại nhiều cơ sở y tế. Kết quả là làm gia tăng chi phí của bệnh nhân và cho toàn bộ hệ thống y tế.

Ngày 2 tháng 12, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard tổ chức lễ ra mắt, công bố thành lập Đơn vị điều trị vết thương chuyên sâu - Bàn chân đái tháo đường Bernard Wound Care tại cơ sở Bernard Healthcare 22 Phan Đình Giót, Q.Tân Bình TP.HCM. Đây được xem là đơn vị chuyên sâu điều trị vết thương khó lành đầu tiên tại TP.HCM, tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, bỏng, sẹo.Thực trạng vết thương hiện nay tại Việt Nam là phần lớn bệnh nhân có vết thương khó lành không kịp thời nhận thức, nhận diện vết thương, hoặc vẫn còn loay hoay không biết phải tìm đến đâu để điều trị. Việc hình thành các đơn vị chuyên sâu như Bernard Wound Care góp phần “giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng” vết thương, để người dân an tâm thăm khám và điều trị.

Nguồn tuoitre.vn

Chia sẻ

Đã copy link
Vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vết thương lâu lành – Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
Vết thương lâu lành là vết thương từ 4 tuần trở lên không lành, còn được gọi là vết thương mạn tính (vết thương khó lành).
Thắp lên hy vọng cho những bệnh nhân có vết thương khó lành
Mới đây, hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard đã công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care). Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít cơ sở y tế điều trị các vết thương chuyên sâu.
Nhận diện các vết thương lâu lành
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TTUT - BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Nguyên trưởng khoa Bỏng – Tạo hình BV Chợ Rẫy.
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?
Một vết thương từ 4-8 tuần không lành, cần phải thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương ngoài da nào không nên dùng oxy già rửa để tránh lâu lành?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị ngã xe và bị thương ở đầu gối. Tôi có dùng Oxy già để rửa vết thương và bôi thuốc đỏ. Nhưng vết thương đã 1 tuần rồi không lành, chảy dịch vàng nhiều ngày. Tôi có lên trạm y tế chăm sóc vết thương thì người ta bảo tình trạng này do tôi lạm dụng Oxy già để sát khuẩn vết thương. Vậy vết thương ngoài da nào không nên dùng Oxy già rửa để tránh lâu lành?
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?