japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBản tin Bernard
Thắp lên hy vọng cho những bệnh nhân có vết thương khó lành

Thắp lên hy vọng cho những bệnh nhân có vết thương khó lành

18/12/2023

Mới đây, hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard đã công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care). Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít cơ sở y tế điều trị các vết thương chuyên sâu.

Xuất hiện bất ngờ tại buổi lễ, bà L.T.H, 59 tuổi, ngụ ở An Giang xúc động nói: “Bác sĩ ở Bernard đã đem tôi từ cõi chết trở về, không chỉ cứu tôi khỏi bị cụt giò mà còn cứu cả mạng sống cho tôi”.

5 năm trước, bà H. phát hiện mắc bệnh đái tháo đường, sau đó bà bị biến chứng loét nhiễm trùng nặng ở bàn chân bên phải. Bà đến nhiều bệnh viện điều trị nhưng vẫn không khỏi.

Vết thương tiếp tục chảy mủ, chảy máu và ngày càng to, rộng ra. Bà đau đến mức chỉ muốn chết. Lúc được người quen giới thiệu đến Bernard, vết thương của bà đã dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 10cm. Vết thương ăn sâu và chiếm gần trọn mu bàn chân bên phải, kéo dài đến vùng gót chân.

Bác sĩ Bernard sau khi khám tỉ mỉ, chỉ định các xét nghiệm, hội chẩn và thống nhất “có thể cứu chân cho bệnh nhân”. Sau 3 tuần nỗ lực điều trị, vết thương lành dần, bà H. đã đi cà nhắc được.

"Chuyện của tôi, cả xóm mừng cho tôi, cứ như phép màu vậy! Bác sĩ như ông Tiên, ông Bụt đã cứu giúp những bệnh nhân như tôi. Trong lòng tôi luôn ngàn lần biết ơn”, bà H. rưng rưng chia sẻ, xúc động khi có dịp gặp lại các bác sĩ đã cứu chữa cho mình.

Theo thống kê, gần 3 năm qua, Bernard tiếp nhận hơn một nghìn lượt khám, điều trị vết thương; trong đó vết thương khó lành chiếm đến 85% (tỷ lệ loét bàn chân đái tháo đường chiếm hơn 50%, còn lại là những vết thương khó lành thường gặp khác như loét tĩnh mạch, loét động mạch, loét tì đè, bỏng và sẹo…) Trung tâm đã điều trị thành công, tỷ lệ lành thương đạt hơn 96%. Thời gian trung bình điều trị lành thương là 35,6 ngày. Trường hợp điều trị dài nhất là 247 ngày.

Do số bệnh nhân vết thương đến khám, điều trị ngày càng nhiều nên Bernard đã đầu tư khu ngoại khoa chuyên điều trị vết thương tại cơ sở mới Bernard Healthcare 22 Phan Đình Giót, Q.Tân Bình, TP.HCM.

“Từ những ngày đầu thành lập, Bernard đã may mắn có được ba then chốt để quản lý và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đó là Đạo đức nghề nghiệp - Kinh nghiệm lâm sàng và Đỉnh cao về công nghệ. Bernard phát triển bất cứ chuyên khoa nào cũng dựa trên ba giá trị cốt lõi này, trong đó mảng vết thương là mảng tâm huyết của Bernard”- bà Nguyễn Nam Phương, Tổng giám đốc Bernard Healthcare chia sẻ tại buổi lễ.

“Bệnh nhân vết thương đa phần có hoàn cảnh khó khăn trong khi điều trị một ca vết thương khó lành có thể kéo dài nhiều tháng, chi phí rất tốn kém. Nhưng Bernard đã nhận thấy trách nhiệm và sứ mệnh của mình trong mảng vết thương này. Càng dấn thân, chứng kiến nỗi đau đớn cùng cực về thể xác, sự kiệt quệ tinh thần khi bỗng chốc thành phế nhân đến cảm xúc hạnh phúc vỡ òa như tái sinh lần nữa trong một cơ thể lành lặn, chúng tôi càng thấu cảm và quyết tâm.” – Bà Nam Phương bày tỏ.

Bên cạnh những khó khăn, bà Nam Phương tự hào về ê kíp điều trị vết thương của phòng khám. Cả ê kíp đã được truyền cảm hứng, tâm huyết từ một bác sĩ đức độ, tài năng nhưng lại khiêm nhường và rất thương yêu bệnh nhân. Đó là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Nguyên trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện là chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard. Dù ở cương vị nào, làm việc ở đâu, bác sĩ Đạo cũng luôn hiểu được nỗi đau của bệnh nhân, trăn trở, tìm mọi cách để cứu chữa.

Không ít bệnh nhân hoang mang tìm đến bác sĩ Đạo với chẩn đoán trước đó là “phải cưa chân”, nhưng bằng kinh nghiệm điều trị trong suốt 4 thập kỷ qua, bằng tấm lòng hết mình vì người bệnh, bác sĩ Đạo đã điều trị khỏi cho những bệnh nhân này mà không phải bị cưa chân.

“Vết thương xuất hiện ở hầu hết các chuyên khoa. Một vết thương không được chăm sóc, điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến vết thương mãn tính (khó lành), có nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn, hậu quả phải tháo ngón, đoạn chi….”, bác sĩ Đạo nhấn mạnh.

Về cơ bản các vết thương mãn tính là vết thương không lành trong vòng 4-8 tuần. Bất cứ vết thương nào cũng có thể trở thành khó lành và đặc biệt thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới mãn tính, suy tim… Hiện nay, trên toàn thế giới, vết thương khó lành đang được xem là một “bệnh dịch thầm lặng” vì các lý do chính: tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, làm giảm chất lượng sống của người bệnh và gia tăng áp lực kinh tế cho xã hội.

BS Trần Đoàn Đạo cho biết, một bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường cần 200 ngày điều trị để chữa lành. Loét do tì đè cần 223 ngày để chữa lành. Tại Việt Nam, hơn 80% bệnh nhân vết thương khó lành chưa được quản lý ngoại trú một cách toàn diện. (đoạn số liệu này có thể dùng đưa lên text highlight trên hình thiết kế)

Việc thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương theo bác sĩ Đạo, có ý nghĩa quan trọng, góp phần “giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng”, giúp các bệnh nhân vết thương được tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới.

Tham dự buổi lễ ra mắt, ông Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng mảng vết thương cần đầu tư nhiều, chăm sóc bệnh nhân lâu, bệnh nhân bị vết thương mãn tính thường ít có điều kiện kinh tế, nên cơ sở y tế nào mở mảng này ra đều khó thu tiền. Chính vì lý do này nên ông “nể phục và thấy thương” Bernard khi vừa mới ra đời đã tâm huyết làm một mảng mà gần như không ai làm.

Với thế mạnh là có mạng lưới rộng khắp, Hội Y tế công cộng sẽ phối hợp với Bernard để đem Đơn vị chăm sóc vết thương đi sâu vào từng nhà dân, những người rất có nhu cầu nhưng không có khả năng về tài chánh, sức khỏe, vẫn sẽ được chăm sóc hiệu quả vết thương tại nhà.

Nguồn tuoitre.vn

Chia sẻ

Đã copy link
Thắp lên hy vọng cho những bệnh nhân có vết thương khó lành

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Địa chỉ điều trị vết thương lâu lành (từ 4 - 6 tuần) cho người bị đái tháo đường ở TP.HCM
Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, số lượng trung tâm điều trị vết thương chuyên sâu còn khá khiêm tốn. Tuy một vết thương mạn tính thường liên quan đến nhiều chuyên khoa (nội tiết, phẫu thuật mạch máu, dinh dưỡng..) nhưng việc điều trị còn khá riêng lẻ. Kiến thức phòng ngừa, chăm sóc vết thương của người bệnh vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến thực trạng: Bệnh nhân hay người thân có vết thương lâu lành, không biết khám ở đâu?
Vai Trò Của Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Tầm Soát Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
BS.CKII Phan Duy Kiên - cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare cho biết Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, trong đó có bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (SGTM).
Vết thương lâu lành: Biết sớm chữa nhanh!
Việc điều trị vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), loét bàn chân đái tháo đường thường rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các vết thương khác.
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”
Theo bác sĩ Trần Đoàn Đạo, vết thương khó lành được ví như “dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới”, nhưng nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác điều trị chuyên sâu chưa được chú trọng.
Vết thương lâu không lành cảnh báo bệnh gì?
Một vết thương từ 4-8 tuần không lành, cần phải thăm khám chuyên khoa vết thương ngay để được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?