Người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ đột quỵ cao.
Theo nguyên lý tảng băng trôi, 90% nguy cơ đột quỵ đến từ các yếu tố tiềm ẩn, khó phát hiện và không có triệu chứng nhận biết, trong đó có máu nhiễm mỡ. Vậy vì sao bệnh lý này lại làm tăng nguy cơ đột quỵ? Trong bài viết này, Bernard Healthcare sẽ đi sâu giải thích mối liên hệ giữa máu nhiễm mỡ và đột quỵ, từ đó có cách phòng ngừa phù hợp.
1. Máu nhiễm mỡ là gì? Phân loại máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ (còn gọi là rối loạn lipid máu hay mỡ máu cao) là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, dẫn đến tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL) và triglyceride, đồng thời giảm cholesterol tốt (HDL). Những rối loạn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ngưỡng bình thường và bất thường của các chỉ số mỡ máu như sau:
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt cũng được xếp vào nhóm máu nhiễm mỡ, bao gồm:
- Tăng cholesterol/triglyceride do di truyền: Di truyền khiến nồng độ LDL/triglyceride cao từ khi còn nhỏ.
- Rối loạn lipoprotein (Lp) (a): Lp(a) là loại lipoprotein có cấu trúc tương tự LDL và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc phân loại máu nhiễm mỡ giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn lipid máu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Bằng cách này, bệnh nhân có thể kiểm soát mỡ máu hiệu quả, từ đó phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm, bao gồm đột quỵ.
Theo thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khoảng 30% người Việt đang đối mặt với tình trạng máu nhiễm mỡ, trong đó người thành thị chiếm tới 44.3%. Điều đáng nói là, ngày càng có nhiều trường hợp người trẻ từ 20 tuổi đã mắc bệnh lý này.
>>> Xem thêm: Phát hiện nhiều trường hợp mỡ máu tăng cao qua kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Bernard Healthcare
2. Vì sao máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ đột quỵ?
- Máu nhiễm mỡ làm tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
Khi mức triglyceride và cholesterol trong máu cao, mạch máu cần phải chịu áp lực lớn hơn để lưu thông máu, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao gây tổn thương các thành mạch máu và góp phần vào sự hình thành của các mảng xơ vữa. Tăng huyết áp kéo dài còn làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, gây ra đột quỵ xuất huyết, một dạng đột quỵ do vỡ mạch máu trong não.
- Máu nhiễm mỡ hình thành các mảng xơ vữa
Một trong những nguyên nhân chính khiến máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ đột quỵ là do xơ vữa động mạch. Khi mức cholesterol xấu (LDL) tăng cao trong máu, chúng có xu hướng lắng đọng vào thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa.
Các mảng xơ vữa này dần dần làm hẹp lòng động mạch, gây cản trở lưu lượng máu. Khi một mảng xơ vữa bị vỡ, nó có thể tạo thành cục máu đông, làm tắc nghẽn động mạch, ngăn chặn dòng máu đến não và gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, xơ vữa động mạch còn làm giảm độ đàn hồi của mạch máu, khiến mạch dễ tổn thương và dễ vỡ hơn.
- Máu nhiễm mỡ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
Máu nhiễm mỡ còn ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các mạch máu nhỏ trong não. Các chất béo dư thừa trong máu có thể gây viêm nhiễm và tổn thương nội mạc mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của lớp nội mạc này. Sự viêm nhiễm kéo dài và tổn thương nội mạc có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não và gây đột quỵ.
Quá trình hình thành các mảng xơ vữa do mỡ máu tăng cao thường tiến triển âm thầm, không biểu hiện triệu chứng. Do đó, định kỳ thực hiện tầm soát, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ là bước đầu tiên và quan trọng nhất để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 3 thói quen trong đời sống hàng ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ
3. Tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ công nghệ cao tại Bernard Healthcare
Bernard là hệ thống y tế tư nhân tiên phong phối hợp cùng bệnh viện Đại học Yamanashi triển khai mô hình tầm soát chuyên sâu Ningen Dock nổi tiếng Nhật Bản, mang đến giải pháp toàn diện và tiên tiến trong việc phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, đột quỵ và bệnh lý mạch máu.
Với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm từ các lĩnh vực như Nội tim mạch, Nội thần kinh và Chẩn đoán hình ảnh, Bernard Healthcare đảm bảo quy trình khám lâm sàng và tầm soát nguy cơ đột quỵ chuyên sâu, toàn diện.
Gói khám tại Bernard Healthcare bao gồm các phương pháp tiên tiến như siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân, xét nghiệm chuyên sâu, thăm dò chức năng, đặc biệt là “mắt thần” MRI thế hệ mới, phiên bản đầy đủ, tích hợp trí tuệ nhân tạo. Công nghệ này cho phép dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não, giúp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm như dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu, tổn thương u…
Trong trường hợp phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard sẽ kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, đảm bảo chẩn đoán chính xác và tư vấn phác đồ điều trị kịp thời. Bernard Healthcare cũng cam kết theo dõi sức khỏe dài hạn sau thăm khám, tư vấn kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, và xơ vữa động mạch.
Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Bernard Healthcare mang đến giải pháp tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Liên hệ đặt lịch khám qua hotline (028) 3535 2468 hoặc để lại thông tin liên hệ để được tư vấn chuyên sâu.
Phối hợp cùng bệnh viện Đại học Yamanashi triển khai mô hình tầm soát chuyên sâu Ningen Dock nổi tiếng Nhật Bản, Bernard Healthcare với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng, trang thiết bị hiện đại tích hợp trí tuệ nhân tạo cùng quy trình giám sát chất lượng nghiêm ngặt, trực tiếp bởi bệnh viện Nhật giúp tầm soát, phát hiện SỚM nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn toàn thân như ung thư, đột quỵ, bệnh lý mạch máu,...
Tháng 08/2023, Tập đoàn công nghệ y tế hàng đầu thế giới, lịch sử 150 năm uy tín - GE HealthCare (Mỹ) công bố: "Bernard Healthcare trở thành Trung tâm y khoa trưng bày và ứng dụng (show site) giải pháp chẩn đoán hình ảnh toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán sớm Ung thư và các bệnh lý Mạch máu của GE HealthCare ĐẦU TIÊN tại Việt Nam".
Bernard Healthcare thuộc TOP 10 phòng khám ĐA KHOA tốt nhất TP.HCM, theo đánh giá 23 tiêu chí chất lượng của Sở Y tế TP.HCM, 2023.