japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủĐột quỵ
Tắm đêm dễ bị đột quỵ?

Tắm đêm dễ bị đột quỵ?

13/05/2023

Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi hay nghe nói tắm đêm dễ dẫn tới đột quỵ, điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Bác Sĩ CKI Đặng Nhất Tâm - Chuyên khoa Nội Thần kinh tư vấn:

Người bị đột quỵ có 2 dạng:
- Xuất huyết não: Vỡ mạch máu não
- Tắc mạch máu não: Nhồi máu não

Liên kết việc tắm đêm và tắm lạnh thì không thể nào trực tiếp gây vỡ mạch máu não hoặc nhồi máu não. Thế nhưng có một số nghiên cứu ghi nhận, tắm đêm thường xuyên dễ gây co thắt mạch máu dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, các yếu tố này không phải yếu tố chính đáng lo ngại. Mà khả năng cao bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý nền là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ như tiểu đường, béo phì, rung nhĩ, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, rượu bia...

tam-dem-dot-quy
Tắm đêm, tắm lạnh dễ gây co thắt mạch máu, nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào!!

Đột quỵ có thể tấn công đột ngột bất kỳ ai, nhưng không phải là bệnh “trời kêu ai nấy dạ”. Những người bị đột quỵ hầu hết đều đã có yếu tố nguy cơ trước và trong thời gian dài, tuy nhiên do cơ thể không có triệu chứng, không chủ động tầm soát sớm nên không kịp thời phát hiện.

Hơn 80% TRƯỜNG HỢP ĐỘT QUỴ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA (Theo Hiệp hội Đột quỵ thế giới) và "chìa khóa vàng" là hãy:
- Chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ chuyên sâu
- Kiểm tra, thăm khám định kỳ và theo dõi thường xuyên các bệnh lý nền (Đái tháo đường; Tăng huyết áp…)
- Duy trì vận động đều đặn, điều chỉnh dinh dưỡng, lối sống lành mạnh...

Hãy cùng Bernard Healthcare tầm soát sớm để nói không với Đột quỵ. Để được tư vấn về tầm soát nguy cơ đột quỵ, vui lòng liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468

Chia sẻ

Đã copy link
Tắm đêm dễ bị đột quỵ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những điều cần biết
Các dấu hiệu của ung thư tiền liệt thường phát triển một cách âm thầm và thậm chí khi biểu hiện ra ngoài, chúng cũng thường bị coi nhẹ, làm cho việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm trở nên khó khăn.
Tầm soát ung thư phụ khoa và những điều cần biết
Tầm soát ung thư phụ khoa là phương pháp giúp phát hiện sớm các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng...
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Bị loét bàn chân không lành, trị đâu cho đúng?
Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.
Tầm soát và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Trước đây, một phần do thiếu trang thiết bị tầm soát, một phần do sự chủ quan bỏ lơ giai đoạn khởi phát của bệnh nhân lẫn bác sĩ, dẫn đến rất nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch kéo dài nhiều năm và chuyển biến ngày càng nặng.
Tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm có ý nghĩa quan trọng với bạn và gia đình
Xu hướng y tế thế giới dần chuyển đổi từ Y học điều trị sang Y học dự phòng, với nhiều thành tựu vượt bậc và đặc biệt là máy móc, trang thiết bị với công nghệ hiện đại giúp tầm soát sức khỏe, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh, từ đó giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao tỉ lệ điều trị thành công và cơ hội sống.
Tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa bằng nội soi không đau
Thế nào là Nội soi tiêu hóa không đau? Nội soi tiêu hóa tiền mê có lợi ích như thế nào? Cùng lắng nghe tư vấn chia sẻ từ Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Lệ Xuân - Chuyên gia Gây Mê Hồi Sức Bernard Healthcare.
Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật hiện đại
Ung thư cổ tử cung là một trong top những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Hiện nay, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được xem là "chìa khóa vàng" giúp phát hiện, ngăn chặn bệnh từ sớm.